Chất liệu của văn chương là ngôn từ. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều lao động trên chất liệu đó. Bài viết thử bàn về bản chất của chất liệu và lao động sáng tạo của nhà thơ.
Khi chấp nhận quan điểm tích cực về lỗi, coi lỗi là chiến lược để người học khám phá ngôn ngữ đích, không có nghĩa là chúng ta không đề ra giải pháp khắc phục lỗi. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên hướng việc chữa lỗi vào giờ thực hành ngữ pháp, hạn chế gây gián đoạn sự tập trung trong giờ giao tiếp, ảnh hưởng đến cảm hứng giao tiếp và có thể phá vỡ sự tự tin của người học. Cách giải quyết của chúng tôi đối với trường hợp lỗi loại từ là nghiêng về khâu chuẩn bị các bài luyện ngữ pháp.
Trong khi lẽ ra phải nói là “nuôi chó” thì người học lại nói là “nuôi con chó”. Lí do ở đây cũng là do hiện tượng vượt tuyến. Trong đầu óc của người học tại thời điểm đó “con chó” tức là một “loài” và người học có thể tin rằng mình đã chọn được “loại từ” “con” đúng với tri thức có sẵn “Con + động vật”, “Cái + đồ vật”.
Trong khi đó người học lại sử dụng “những” kết hợp trực tiếp với danh từ trong nhiều trường hợp không đúng ngữ pháp. Như vậy, khi dùng “thiếu loại từ”, nếu có dùng lượng từ thì người học thường dùng “những” chứ không dùng “các”.
Bài viết đề cập đến ba kiểu lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài: (a) lỗi dùng thiếu loại từ; (b) lỗi dùng thừa loại từ; (c) lỗi chọn sai loại từ. Qua các khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân, tác giả đưa ra các kết luận cũng như đề xuất một số bài tập để góp phần khắc phục những lỗi này.
Nhìn chung, khi phiên chuyển sang chữ quốc ngữ, các phụ âm đầu trong các địa danh gốc Hán thường lựa chọn một con chữ biểu thị một âm tương ứng trong tiếng Việt. Nếu trường hợp không có sự tương ứng thì có xu hướng lựa chọn một hoặc con chữ biểu thị một phụ âm có đặc trưng tương cận nhất.
Về mặt ngữ âm, và cấu tạo các địa danh ở đây khi so sánh với tiếng Hán phương ngôn Tây Nam trên phương diện đồng đại thì chúng ta vẫn nhận thấy chúng là những địa danh thuần Hán. Loại địa danh này được coi là một kiểu loại địa danh trong hệ thống địa danh Việt Nam.
Đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có một lí thuyết từ điển học nào phủ nhận và thay thế cho Từ điển học hệ thống. Nhưng Từ điển học hệ thống đã được hoàn thiện thêm một bước dài. Nói cách khác, cùng với sự phát triển của xã hội, từ điển học cũng phát triển theo quy luật cung cầu của thị trường.