Tóm tắt
Bài này sẽ đề cập đến ba kiểu lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài là (a) lỗi dùng thiếu loại từ; (b) lỗi dùng thừa loại từ; (c) lỗi chọn sai loại từ. Chúng tôi dựa vào lí thuyết phân tích lỗi (Error Analysis) của Pit Corder để xử lí tư liệu. Qua khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân của các lỗi, chúng tôi có được những kết luận sau: Loại từ trong tiếng Việt là đơn vị ngữ pháp rất khó sử dụng đối với người nước ngoài. Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài là lỗi tự ngữ đích (intralingual error). Sinh viên nói các ngôn ngữ thứ nhất khác nhau đều mắc nhiều lỗi giống nhau về việc sử dụng loại từ. Đây là điều đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa về mặt phương pháp luận đối với việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giúp người dạy hiểu rằng, người học mắc lỗi tiếng Việt không đơn thuần chỉ do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Hầu hết những lỗi này đều do nguyên nhân vượt tuyến (overgeneralisation), ngoài ra, tuỳ mức độ, có thể có sự quy tụ của nguyên nhân chuyển di giảng dạy (transfer of training), nguyên nhân chiến lược giao tiếp (communication strategy). Trong các vị trí của ngữ đoạn danh từ mà chúng tôi đã khảo sát, tỉ lệ mắc lỗi về loại từ là cao nhất. Chúng tôi cũng đề xuất việc sử dụng những bài luyện tập ngữ pháp mang tính tri nhận để góp phần khắc phục những lỗi này.
Nội dung
1. Một vài cơ sở lí luận
2. Khảo sát lỗi loại từ trong tiếng Việt
2.1. Dùng thiếu loại từ
2.1.1. Thiếu loại từ sau “những”
2.1.2. Có số từ thiếu loại từ
2.1.3. Dùng thiếu loại từ
2.2. Dùng thừa loại từ.
2.2.1. Dùng thừa ở cương vị bổ ngữ/chủ ngữ/trạng ngữ
2.2.2. Một số trường hợp khác
2.2.3. Chọn sai loại từ
3. Vài bài tập khắc phục lỗi dùng loại từ
4. Kết luận
Theo Những vấn đề Ngôn ngữ học. Khoa Ngôn ngữ học (Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 (trang 225 – 242).
Tác giả Nguyễn Thiện Nam công tác tại Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài từ năm 1980. Ông đã có gần 30 năm kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, từng tham gia giảng dạy tiếng Việt tại Cam-pu-chia và Nhật Bản trong nhiều năm.
Đọc tiếp: