4. Kết luận
Từ những nhận xét trên, có thể rút ra mấy kết luận sau:
1 – Đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có một lí thuyết từ điển học nào phủ nhận và thay thế cho Từ điển học hệ thống. Nhưng Từ điển học hệ thống đã được hoàn thiện thêm một bước dài. Nói cách khác, cùng với sự phát triển của xã hội, từ điển học cũng phát triển theo quy luật cung cầu của thị trường. Tức là theo xu hướng đa dạng hoá và tích hợp thông tin nhằm phục vụ tốt nhất cho người dùng. Xu hướng này là tất yếu và biện chứng, nó chi phối không chỉ ngành từ điển học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
2 – Xu hướng tích hợp thông tin trong từ điển học, hay xu hướng hoà trộn thể loại từ điển nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, tiết kiệm tiền của và thời gian trong thời đại thông tin. Đây là một xu hướng của từ điển học thế giới cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
3 – Trong quá trình phát triển của ngành ngôn ngữ học nói chung, ngành từ điển học Việt Nam phát triển đúng hướng và cập nhật được những vấn đề mới nhất về lí luận cũng như thực tiễn [xem thêm 4,14]. Vấn đề là tích hợp thông tin đến đâu là đủ và hợp lí trong những cuốn từ điển cụ thể, và các thông tin phải đáp ứng được yêu cầu tối đa cho người dùng, cung cấp cần tìm, khắc phục tình trạng “cái có thì không cần, cái cần tìm lại không có” như người ta vẫn nói về từ điển.
Chắc chắn những tư liệu mà chúng tôi có được để khảo sát còn rất hạn chế, đặc biệt là các từ điển mới nhất hiện nay. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Rey – Debove J. Etude linguistique et semiotique des dictionnaires francais contemporains. La Hay-P., 1971. (bản dịch của Viện Ngôn ngữ học).
- Zgusta L. Mannual of Lexicography. The Hague-Pragua, 1971. (Bản dịch của Viện Ngôn ngữ học).
- Zgusta L. Từ điển học của thế kỉ XXI, trong tập “The Fist Asia International Lexicography Conference”, Philippines 1992, tr.3-12 (bản dịch của Phòng Từ điển học).
- Chu Bích Thu, Giới thiệu sơ lược về từ điển và từ điển học Việt Nam, Ngôn ngữ, 2001, số 14, tr. 12 – 26.
- Vũ Quang Hào, Kiểm kê từ điển học Việt Nam, NXB ÐHQG, H. 2005.
- Hồ Hải Thuỵ, Suy nghĩ lại về nghề làm từ điển, Ngôn ngữ và đời sống, số 4-2004, tr.36-39; và số 1+2 (111+112)- 2005, tr.73-78.
- Hồ Hải Thuỵ, Chu Khắc Thuật và Cao Xuân Phổ, Từ điển Anh-Việt, Nxb Tp.HCM, 1996.
- Douglas Biber, Susan Conrad và Randi Reppen, Corpus Linguistics Ngữ liệu khố ngữ ngôn học, Ngoại ngữ dạy học và nghiên cứu xuất bản xã – Thanh Kiều (Cambridge) đại học xuất bản xã, Bắc Kinh, 2000.
- Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành, NXB VHTT, 1999.
- Hoàng Phê, Phân tích ngữ nghĩa, Ngôn ngữ, 1975, s.2, tr. 10-26.
- Bùi Minh Ðức, Từ điển tiếng Huế, Trung tâm nghiên cứu Quốc học NXB VH, 2005.
- Viện Ngôn ngữ học, TÐ tiếng Việt phổ thông, NXB TP HCM, 2002.
- Viện Ngôn ngữ học, Từ điển từ mới tiếng Việt (Chu Bích Thu chủ biên), NXB TP.HCM, 2002.
- Chu Bích Thu, Báo cáo kết quả chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm tại Cộng hoà Pháp (về mặt chuyên môn), 2001, trong công trình Xây dựng luận cứ khoa học cho việc biên soạn bộ Từ điển tiếng Việt cỡ lớn.
- Một số vấn đề từ điển học, nhiều tác giả, KHXH, H.1996.
- Văn Tân, Từ điển tiếng Việt, 1967, tái bản có sửa chữa bổ sung 1977.
- Apresjan, J. (2000). Systematic Lexicography, Oxford; New York: OUP.
- Béjoint, H. (2000). Modern Lexicography – An Introduction, Oxford; New York: OUP.
- Jackson, H. (2002). Lexicography – An Introduction, London; New York: Routledge.
TỪ ĐIỂN NƯỚC NGOÀI DÙNG ĐỂ THAM KHẢO
- Longman dictionary of contemporary English. (3rd ed. ed.)(1995.). Harlow: Longman.
- Cambridge international dictionary of English. (1995.). Cambridge; New York: Cambridge University Press.
- Concise Oxford Dictionary. (1999). (ed. by Diana Treffry) (COD).
- Collins English Dictionary. (1998). (ed. by Diana Treffry) (CED).
- New Oxford Dictionary of English, (1998). (ed. by Judy Pearsall). (NODE).
- Oxford English dictionary on CD-ROM. (2nd ed., version 3.0 ed.)(2002.). Oxford: Oxford University Press.
- Merriam-Webster Online Dictionary. (2006). http://www.m-w.com/cgi-bin/dictionary: Merriam. (MWOD).
- The new shorter Oxford English Dictionary on Historical Principles, (1993) (ed. by Lesley Brown).
- Gove, P. B. (1971). Webster’s third new international dictionary of the English language unabridge. London: Bell.
- Hornby, A. S., Ashby, M., & Wehmeier, S. (2005). Oxford advanced learner’s dictionary of current English (7th ed.). Oxford, [U.K.]: Oxford University Press. (OALD).
- Simpson, J. A., & Weiner, E. S. C. (1989). The Oxford English dictionary. (2nd ed. / prepared by J.A. Simpson and E.S.C. Weiner. ed.). Oxford: Clarendon Press ; New York : Oxford University Press. (OED).
- Sinclair, J. (1995.). Collins COBUILD English dictionary. London: HarperCollins.
- Sinclair, J. (2001.). Collins COBUILD English dictionary for advanced learners (3rd ed. ed.). London: Collins.
- Summers, D. (1993.). Longman language activator : the world’s first production dictionary. Harlow, Essex, England: Longman.