Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng phải đảm bảo mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau một cách thường xuyên và mạnh, bởi vì mỗi từ trong cặp trái nghĩa như là tấm gương phản chiếu của từ kia.
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số phương diện nghiên cứu mới và có tính liên ngành trong Việt ngữ học hiện nay. Đó là: Ngữ dụng học và Ngữ pháp chức năng, Tâm lí ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học tri nhận, Xã hội ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học ứng dụng và những vấn đề về mối quan hệ giữa Ngôn ngữ và Văn hoá.
Từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng). Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa.
Cùng với việc phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc, theo vai trò và phạm vi sử dụng,… cách phân loại từ ngữ theo phong cách sử dụng cũng cho thấy quang cảnh sinh động của tính thống nhất trong sự đa dạng và phức tạp của từ vựng.
Trong tương quan với từ vựng địa phương, từ nghề nghiệp, thuật ngữ và cả tiếng lóng, lớp từ ngữ chung vừa làm chỗ dựa cho chúng, lại vừa được chúng bổ sung cho. Trong trường hợp cần thiết, vẫn có những từ ngữ trong các lớp từ được sử dụng hạn chế đó, được chấp nhận và tiếp thu vào vốn từ vựng chung (dĩ nhiên, không phải là tất cả mọi từ). Đó là sự tác động qua lại hai chiều, là biểu hiện của tính thống nhất trong cái đa dạng của từ vựng.
Dưới cách tiếp cận ngôn ngữ – văn hoá, bài viết này sẽ đi sâu phân tích, lí giải sự lan toả ý nghĩa của từ “hoa” từ tâm ra ngoại vi, cũng như sợi dây gắn kết về ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm.
Trong lĩnh vực phục hưng nền văn hoá dân tộc tiếng Hán–Việt và chữ Hán là công cụ để ông cha ta thời Lí – Trần xây dựng cả một gia tài văn học chữ Hán đồ sộ. Nền giáo dục cổ điển Việt Nam bắt đầu từ triều Lí (1076) cũng được xây dựng theo mô hình Nho học, ngôn ngữ dùng trong giáo dục cũng là tiếng Hán–Việt và chữ Hán.
Tuy mức độ có khác nhau, nhưng sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán vẫn tiếp tục ở tất cả các giai đoạn đã nêu. Trên cơ sở đó mà chúng ta có thể thảo luận về thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử tiếp xúc ngôn ngữ.
Tác hại lớn nhất của sự ngộ nhận của Saussure chính là trong lĩnh vực âm vị học, nơi mà tuyến tính luận để lộ bộ mặt khó coi nhất của nó dưới dạng chiết đoạn luận (segmentalism), khiến cho ngành học này, ngành được coi là tiên tiến nhất và đáng tự hào nhất của ngôn ngữ học và của cả các khoa học nhân văn nói chung nữa, trở thành điển hình của chủ nghĩa chất liệu mà Sassure vốn coi là chướng ngại vật lớn nhất trên con đường tìm hiểu bản chất của ngôn ngữ.