Điều 7, Luật Giáo dục năm 2005, quy định về “Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ”.
Hiện nay, trong chữ quốc ngữ có hiện tượng không tương ứng 1:1 giữa âm đọc và cách viết cũng như giữa cách phát âm địa phương với cách viết được coi là chuẩn chính tả. Quy định tạm thời về chính tả trong sách giáo khoa mới có đưa ra một bảng tham khảo về lựa chọn chính tả (đối với một số trường hợp có các biến thể).
Việt Nam là một nước đa dân tộc, đa ngôn ngữ như nhiều nước ở Đông Nam Á. Chữ viết cho các dân tộc thiểu số khá phát triển. Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số thì hơn một nửa đã có chữ viết. Nhưng tình hình thực tế cho thấy có nhiều bộ chữ trong số này chưa được phổ cập rộng rãi, mặt khác, nhu cầu đặt chữ cho những dân tộc thiểu số chưa có chữ vẫn cấp bách.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, tiếng Việt vươn lên vị thế của ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức của Việt Nam. Từ đây, tiếng Việt được sử dụng ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của người Việt Nam, từ công văn, giấy tờ hành chính ở trung ương và địa phương đến giáo dục, văn hoá và khoa học, từ công sở, trường học đến toà án, quân đội đều sử dụng tiếng Việt.
Sự thực, cái nhất quán vẫn là cơ bản nhất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không thể nào là một sự hỗn loạn. Cái hỗn loạn chỉ là cái chi tiết và cái nhất thời ở một giai đoạn nhất định. Và trong nhiều trường hợp, người ta chứng minh được rằng trong cái nhất quán hiện nay vốn có thể là cái không nhất quán trước đây, và cái không nhất quán hiện nay sẽ có thể là cái nhất quán trong tương lai.
Mục đích cơ bản và khái quát ấy của chữ viết làm cho nó trở thành một thực thể được coi là tồn tại riêng, chứ không phải chỉ là cái chuyển thân tự mặt âm mà có. Thái độ quý trọng, chăm sóc đến chữ viết, chứ không phải quá tuỳ tiện với nó, cũng từ đó mà hình thành trong một xã hội có truyền thống văn hoá.