• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Chuyên đề / Thông tin tổng hợp / LC3: Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp

LC3: Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp

04/07/2006

ngonngu.net
04/07/2006Chuyên mục:
  • Thông tin tổng hợp

Cũng trong cuốn sách sư phạm ấy, tác giả viết:

“Ý nghĩa từ vựng có thể cảm nhận trực tiếp, còn ý nghĩa ngữ pháp thì cần phải qua nghiên cứu mới phát hiện được…”

Tác giả giải thích thêm: “[Trong câu Cha thương con] người Việt đều hiểu từ “cha” và từ “con”, […] nhưng không thể hiểu [rằng] “cha” là chủ thể của hành động “thương”, còn “con” là đối tượng của hành động ấy”.

Hoá ra nghĩa ngữ pháp là thứ nghĩa mà người bản ngữ không hiểu được, nếu không phải là nhà nghiên cứu. Những nếu vậy thì mỗi khi nghe câu nói trên đây, người bản ngữ phải đi nhờ nhà ngôn ngữ học giảng hộ mới hiểu được ai thương ai hay sao? Và nếu thật như vậy, thì dĩ nhiên “nghĩa ngữ pháp” chắc chắn là hoàn toàn không thuộc về ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ chính là cái phương tiện để cho người ta hiểu nhau dù chưa “nghiên cứu” gì cả.

Ở đây có một sự hiểu lầm rất lớn về tri thức của người bản ngữ. Ai cũng biết rằng đó là một tri thức tuyệt đối, nhất là về phương diện ngữ pháp: Đến 5 tuổi, đứa trẻ đã nắm được toàn bộ ngữ pháp cơ bản của tiếng mẹ đẻ, đủ để hiểu hầu hết các ý nghĩa được truyền đạt bằng phương tiện ngữ pháp. Nghe câu Cha thương con, nó hiểu rất rõ ai thương ai, tức cái nghĩa ngữ pháp của câu nói cũng như cái nghĩa từ vựng của từng từ, tuy nó không biết dùng cách nói “chủ ngữ”, “đối tượng”, “hành động” như tác giả. Trong khi đó vốn từ vựng của nó còn rất nghèo, chỉ chừng bốn năm trăm đơn vị từ vựng (chưa đến 20% tổng số từ phổ thông), nghĩa là nó có thể không hiểu người lớn nói gì nếu trong câu có một vài từ còn mới đối với nó. Và ngay người lớn cũng không thể biết hết vốn từ vựng của tiếng mẹ đẻ, và do đó cũng không hiểu nếu gặp một từ khó: điều này tác giả đã quên mất khi viết câu trên.

Nhưng hiểu là một chuyện, mà nói lên một cách hiển ngôn để cho biết mình căn cứ vào cái gì mà hiểu như thế (dù đó là “nét nghĩa từ vựng” hay “quy tắc ngữ pháp”) lại là một chuyện khác. Cái việc thứ hai này thì người bản ngữ không làm được, nếu chưa học ngôn ngữ học. Chính tác giả mấy câu trên đã chứng minh điều này một cách tài tình và đầy sức thuyết phục: người đọc có thể thấy ngay rằng ông không diễn đạt được đúng được nghĩa từ vựng của thương và của con khi ông viết rằng “con là một loại người nhất định” và “thương là một hành động”. “con” không phải là “một loại người nhất định”, nghĩa là một bộ phận của nhân loại có những đặc trưng riêng mà phần còn lại của nhân loại không có; thật ra “con” là một cương vị mà tất cả các thành viên của nhân loại (và của cả thế giới động vật nữa) đều có, vì người nào, con vật nào mà chẳng là con do mẹ đẻ ra? Từ “thương” cũng bị tác giả xếp nhầm vào một phạm trù từ vựng khác hẳn: thương không phải là một hành động ([động]) mà là một tình cảm – một trạng thái ([tĩnh]).


Theo Sái Phu. Viết nhịu – lapsus calami: Dọn vườn ngôn ngữ học. Nxb Trẻ, 2005, trang 12.

Chia sẻ:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Điều hướng bài viết

Bài trước LC2: Bất tương ứng từ vựng
Bài tiếp theo LC4: “Ngữ pháp ngữ nghĩa”

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2023 ngonngu.net