Cũng trong một cuốn sách đại học, ta thấy có bảng đối chiếu sau đây, nêu rõ sự bất tương ứng trong cách từ vựng hoá các khái niệm của từng ngôn ngữ(1):
Tiếng Java | Tiếng Anh | Tiếng Việt | Tiếng Hán |
---|---|---|---|
sudara | brother | anh | huynh |
em | đệ | ||
sister | tỉ | ||
chị | muội |
Trên bảng này, ta thấy em (tiếng Việt) tương ứng với hai từ đệ (“em”) và tỉ (“chị”), làm cho hai từ này trở thành đồng nghĩa, trong khi chị tương ứng một đối một với muội (“em gái”). Rõ ràng là tác giả viết nhịu. Cũng xin lưu ý rằng bảng này lấy từ giáo trình của một tác giả khác (không được tác giả này nhắc đến), có sửa đối mấy chỗ đã nêu trên, và do đó, có lẽ phải thay “viết nhịu” bằng “chép nhịu“. Trong nguyên bản ta có:
Tiếng Java | Tiếng Anh | Tiếng Việt | Tiếng Hán |
---|---|---|---|
sudara | brother | anh | huynh |
em | đệ | ||
sister | muội | ||
chị | tỉ |
____________
(1) Trên bảng, cột “tiếng Hán” dùng cho chữ cái thường được gọi là “tiếng Hán cổ điển” hay “tiếng Hán cổ” của thời Đường–Tống – cội nguồn của hầu hết các từ Hán Việt.
Theo Sái Phu. Viết nhịu – lapsus calami: Dọn vườn ngôn ngữ học. Nxb Trẻ, 2005, trang 10–11.