• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Ngôn ngữ học / Từ vựng / Từ đồng âm (phần 2)

Từ đồng âm (phần 2)

16/05/2007

ngonngu.net
16/05/2007Chuyên mục:
  • Từ vựng

5. Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc, nhưng có một số từ, nhóm từ người ta có thể phát hiện ra con đường đã hình thành nên chúng.

5.1. Những nhóm đồng âm không tìm được lí do hình thành chủ yếu gồm các từ bản ngữ. Ví dụ: bay (D) – bay (Đ); rắn (T) – rắn (D); đá (D) – đá (Đ); sắc (T) – sắc (Đ)… của tiếng Việt là những nhóm đồng âm như vậy.

5.2. Số còn lại, con đường hình thành nên chúng có thể là:

5.2.1. Do tiếp thu, vay mượn các từ của ngôn ngữ khác. Từ được vay mượn có thể đồng âm với từ của bản ngữ và chúng tạo nên nhóm đồng âm; hoặc cũng có khi hai, ba từ được vay mượn từ những ngôn ngữ khác nhau và đồng âm với nhau. Ví dụ:

Trong tiếng Việt: sút1 (giảm sút: gốc Việt) – sút1 (sút bóng: gốc Anh)

Trong tiếng Nga: фокус1 (tiêu điểm: gốc Latin) – фокус2 (tiêu điểm: gốc Đức)

5.2.2. Do cấu tạo các từ phái sinh bằng các phụ tố.

Ví dụ, trong tiếng Nga, từ động từ строить (xây dựng) cấu tạo nên từ строевой (thuộc về xây dựng). Từ danh từ строй (hàng ngũ), cấu tạo nên từ строевой. Như vậy, ta được hai tính từ строевой đồng âm với nhau.

5.2.3. Do sự tách biệt nghĩa của từ đa nghĩa, một nghĩa nào đó bứt ra khỏi cơ cấu nghĩa chung và hình thành một từ mới đồng âm với chính từ ban đầu. Ở đây, thực ra đã có sự đứt đoạn trong chuỗi liên hệ về nghĩa để dẫn đến những cặp từ đồng âm. Ví dụ:

Trong tiếng Việt: quà 1 (món ăn ngoài bữa chính) – quà 2 (vật tặng cho người khác)

Trong tiếng Nga: бой2 (sự đập vỡ, phá vỡ) – бой2 (mảnh vỡ)

5.2.4. Do sự chuyển đổi từ loại. Ví dụ như trong tiếng Nga: зимой, вечром là những danh từ cách công cụ chuyển sang làm trạng từ зимой, вечромs.

5.3. Đối với tiếng Việt, ngoài những nhóm đồng âm không xác định được căn nguyên, những nhóm hình thành do vay mượn từ, tách nghĩa của từ đa nghĩa,… còn có một con đường rất đáng chú ý là sự biến đổi ngữ âm của từ do kết quả của một quá trình biển đổi ngữ âm của từ do kết quả của một quá trình biến đổi ngữ âm lịch sử nào đó. Chẳng hạn: hoà → và (từ nối) đồng âm với động từ và (và cơm). mấy → với (từ nối) đồng âm với động từ với (giơ tay với thử trời cao thấp).

mlời → lời (lời nói)

lợi → lời (buôn bán có lời)

Cách phát âm của tiếng địa phương, như phương ngữ Bắc Bộ chẳng hạn) cũng dẫn đến những trường hợp đồng âm trong phương ngữ đó, dù là phương ngữ phổ biến. Ví dụ:

che (tre) đồng âm với che (che đầu)

da (ra) đồng âm với da (lột da, da thịt)

xâu (sâu) đồng âm với xâu (xâu cá).


Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997.

Trở lại:

  • Từ đồng âm (phần 1)

Đọc tiếp:

  • Từ đồng âm (phần 3)

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới) Facebook
  • Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới) X
  • Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới) WhatsApp
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới) LinkedIn

Điều hướng bài viết

Bài trước Từ đồng âm (phần 1)
Bài tiếp theo Từ đồng âm (phần 3)

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2025 ngonngu.net