• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Ngôn ngữ học / Ngữ âm / Ngữ âm học / Các hiện tượng ngôn điệu

Các hiện tượng ngôn điệu

07/10/2006

ngonngu.net
07/10/200607/04/2019Chuyên mục:
  • Ngữ âm học

• Ngữ điệu • Trọng âm • Thanh điệu

1. Ngữ điệu

Ngữ điệu (intonation) là sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu.

“Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hay một từ”.

Ngữ điệu cũng là một phương tiện phân loại lời nói. Nhưng chức năng chính của ngữ điệu là nối liền các bộ phận của lời nói lại với nhau, làm cho lời nói trở nên liền mạch.

Ngữ điệu còn được sử dụng để biểu thị tính chất của các loại câu. Ở đây nó đóng vai trò là một phương thức ngữ pháp thực thụ.

Cuối cùng, ngữ điệu còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc biểu hiện tất cả những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói.

Tham khảo: Một số tài liệu tham khảo về ngữ điệu tiếng Việt

2. Trọng âm

Trọng âm (accent) là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ bằng những phương tiện ngữ điệu nhất định.

Có thể phân ra các loại trọng âm:

+ trọng âm lực: sự nêu bật được tiến hành bằng cách nêu bật âm tiết

+ trọng âm lượng: sự nêu bật được tiến hành bằng cách kéo dài thời gian phát âm.

+ trọng âm cố định: trọng âm bao giờ cũng rơi vào vị trí nhất định của từ.

+ trọng âm tự do: trọng âm không ở vào vị trí nhất định của từ.

Trong các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, trọng âm có vai trò đáng kể. Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ có thanh điệu khác, vai trò của trọng âm bị “mờ nhạt” đi trước sự tồn tại của thanh điệu. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu có thái độ cực đoan cho rằng tiếng Việt hoàn toàn không có trọng âm.

Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường trường độ của nguyên âm(1). Nói cách khác, trọng âm của tiếng Việt là trọng âm lượng. Tiếng Việt có một số từ không bao giờ mang trọng âm, ví dụ từ “cái” (loại từ). Tuy nhiên, có những từ trọng âm được thể hiện khá rõ, ví dụ: “cà khẳng cà khiu“, “toé toè loe”. Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang trọng âm. Có những cặp từ đối lập, trong đó trọng âm là tiêu chí khu biệt duy nhất. Ví dụ “cho”, “để” là động từ:

Tôi cho anh quyển sách

Nó để khăn lên bàn

với “cho“, “để” là hư từ (“quét cho sạch”; “nói để anh hiểu”). Có những từ đa tiết, nếu đặt sai trọng âm thì từ đó bị phá vỡ, mỗi âm tiết thành một từ riêng biệt, ví dụ: “bảo với” (= “nói theo”) và “bảo” (động từ) + “với” (giới từ).

3. Thanh điệu

Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp “giọng nói” trong một âm tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.

Như vậy, nếu như ngữ điệu là đặc trưng của câu, trọng âm là đặc trưng của từ thì thanh điệu là đặc trưng của âm tiết.

“Một ngôn ngữ có thanh điệu thường có ngữ điệu (tức sự thay đổi cao độ trong câu) rất hạn chế”.

Xem thêm: Hệ thống thanh điệu tiếng Việt

____________

(1) Xin xem thêm vấn đề này trong: Đoàn Thiện Thuật. Đóng góp vào việc giới định từ đa tiết bằng tiêu chí trọng âm trong tiếng Việt. In trong Thông báo khoa học văn học, ngôn ngữ (tập 2), Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Nxb Giáo dục, H., 1996.


Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 1997, trang 106–114

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)

Điều hướng bài viết

Bài trước Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và tầm quan trọng của ngữ âm học (tóm tắt)
Bài tiếp theo Các hiện tượng biến đổi ngữ âm

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2025 ngonngu.net