2. Biểu diễn (âm vị học)
Nếu biểu diễn theo kiểu ngữ âm học, nghĩa là biểu diễn theo kiểu phiên âm hẹp thì các thuộc tính, các đặc điểm về mặt ngữ âm của một âm vị được chúng ta liệt kê một cách đầy đủ trong khung biểu diễn của nó. Dưới đây là một số ví dụ:
C1 |
|
|
||||||||||||||||||||||||
V |
|
|
||||||||||||||||||||||||
C2 |
|
|
Nhưng cách biểu diễn này không tiết kiệm. Mặt khác, nó không nói lên được đặc điểm riêng của hệ thống âm vị học tiếng Việt, vì chúng ta không tìm ra được những liên kết gắn bó làm điều kiện cho nhau giữa:
– Các âm vị của tiếng Việt
– Các nét khu biệt của riêng tiếng Việt.
Trước tình hình đó, có hai cách giải quyết:
a. Chúng ta vẫn trình bày (biểu diễn) nội dung âm vị học của các âm vị như biểu diễn ngữ âm học nhưng chúng ta phát biểu thêm cac luật âm vị học cho:
+ Sự hạn chế giữa các âm vị (sự chế định khả năng đồng xuất hiện của các âm vị theo hình tuyến, tức là sự nối chuỗi các âm vị để tạp nên một tiết vị).
+ Sự chế định khả năng đồng xuất hiện giữa các nét có trong một âm vị.
Ví dụ: Ở C2, đối với trường hợp /-j/, vì [+PAT] & [+NAT] đã tạo nên được phạm trù các bán nguyên âm (so sánh với /-n/ là [+PAT] & [-NAT]: phụ âm) nên các nét như [- mũi], [+ hữu thanh], [+ cao] là những nét dư âm vị học không những của âm vị /-j/ mà còn của âm vị /-w/. Để hạn chế những dư thừa như vậy, trong phát biểu về âm vị học của hai âm vị cuối này, nếu đã lỡ biểu diễn ngữ âm học cho chúng, ta phải phát biểu luật âm vị về loại trừ các nét dư thừa này. Nội dung của luật đó như sau:
Khi đã có sự đồng xuất hiện giữa [+PAT] và [+NAT] thì các nét [± mũi], [± hữu thanh] (các nét phụ âm tính) và [± cao] (nét nguyên âm tính) là những nét dư âm vị học. Hình thức hoá luật này, ta có:
|
→ ø xuất hiện |
|
Tương tự như vậy, do tác dụng của luật âm vị học này mà các nét như [+ mũi], [+ hữu thanh] cũng trở nên dư thừa ở /-n/. Ta phải phát biểu luật cho các âm cuối /-m, -n, -ŋ/ như sau:
|
→ ø xuất hiện |
|
Tổng hợp cả hai luật trên chúng ta sẽ có luật âm vị học chung cho C2 như sau:
|
→ ø xuất hiện |
|