• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Ngôn ngữ học / Ngữ âm / Chữ viết / Việc biểu hiện ngôn ngữ bằng chữ viết

Việc biểu hiện ngôn ngữ bằng chữ viết

F. de Saussure 30/09/2006

ngonngu.net
30/09/2006Chuyên mục:
  • Chữ viết

Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài này • Ưu thế của chữ viết… • Các hệ thống chữ viết • Nguyên nhân của tình trạng không ăn khớp giữa cách viết và cách phát âm

3. Các hệ thống chữ viết

Chỉ có hai loại chữ viết:

1. Loại tượng ý, trong đó từ được biểu hiện bằng một tín hiệu duy nhất không có liên quan gì đến những âm thanh cấu tạo thành từ. Tín hiệu này có quan hệ với cả từ, và do đó, cũng gián tiếp có quan hệ với ý niệm mà từ biểu hiện. Dẫn chứng kinh điển của loại này là văn tự của người Trung Quốc.

2. Loại thường gọi là “ngữ âm học”, vốn nhằm tái hiện chuỗi âm thanh nối tiếp nhau trong từ. Các hệ thống chữ viết ngữ âm học có thể ghi âm tiết hay ghi âm tô, nghĩa là căn cứ vào những yếu tố không chia nhỏ hơn được nữa trong lời nói.

Vả chăng các hệ thống văn tự thường có thể trở thành hỗn hợp: một số chữ tượng ý có thể mất giá trị ban đầu để rốt cục chỉ còn biểu hiện những âm riêng lẻ.

Chúng tôi có nói rằng từ viết có xu hướng thay thế cho từ nói trong trí óc ta: điều đó đúng với cả hai loại chữ viết, nhưng trong loại đầu xu hướng này mạnh hơn. Đối với người Trung Quốc, chữ tượng ý và từ nói đều là những tín hiệu của ý niệm như nhau: đối với họ, chữ viết là một ngôn ngữ thứ hai, và trong khi nói chuyện, nếu gặp hai từ nói phát âm như nhau, đối lúc họ nhờ đến chữ viết để giải thích ý nghĩ của mình. Nhưng sự thay thế này, vì nó có thể là tuyệt đối, không có những hậu quả phiền hà như trong chữ viết của ta; những từ Trung Quốc thuộc nhiều phương ngôn khác nhau nhưng cùng tương ứng với một ý thì đều có thể cùng được biểu hiện bằng một chữ.

Chúng tôi sẽ giới hạn việc nghiên cứu trong loại chữ viết ngữ âm học, đặc biệt là hệ thống hiện được dùng, mà tiền thân vốn là hệ thống chữ cái Hi Lạp.

Vào cái lúc mà một hệ thống chữ cái như vậy được lập ra, nó phản ánh ngôn ngữ một cách khá hợp lí, trừ phi đó là một hệ thống đi mượn và đã loang lổ những chỗ không nhất quán. Về phương diện logic, bảng chữ cái Hi Lạp đặc biệt đáng chú ý, như ta sẽ thấy ở trang 78–79. Nhưng sự hoà hợp này giữa cách phát âm không được bao lâu. Tại sao? Đó là điều cần phải xét.


F. de Saussure. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb Khoa học Xã hội, H., 1973, trang 56–57.

Chia sẻ:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Điều hướng bài viết

Bài trước Vấn đề chữ viết nhìn từ góc độ lịch sử tiếng Việt (phần 5)
Bài tiếp theo Các đơn vị chiết đoạn tính C1VC2 (phần đầu)

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2023 ngonngu.net