• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Ngôn ngữ học / Ngữ âm / Chữ viết / Chữ viết tiếng Việt: Đặc điểm và một vài vấn đề

Chữ viết tiếng Việt: Đặc điểm và một vài vấn đề

Hoàng Phê 11/09/2006

ngonngu.net
11/09/200607/04/2019Chuyên mục:
  • Chữ viết

III. Vấn đề cải tiến chính tả

1. Cải tiến chính tả tiếng Việt là một vấn đề được nhiều người quan tâm từ hơn một thế kỉ nay. Đã có rất nhiều phương án. Đối với tiếng Việt, một sự cải tiến chính tả chỉ là hợp lí nếu nó phát huy được ưu điểm đã được nói ở trên của chữ viết tiếng Việt, làm cho chính tả tiếng Việt là một chính tả âm tiết hoàn hảo hơn, xoá bỏ một vài trường hợp không có quan hệ một đối một giữa âm tiết ngữ âm và âm tiết chữ viết, cũng tức là những trường hợp có vấn đề chính tả đối với tất cả các phương ngữ. Trên quan điểm đó, không cần thiết thực hiện những cải tiến chỉ nhằm xoá bỏ những bất hợp lí, có rất nhiều, trong cách viết âm vị, những cải tiếng như vậy sẽ gây những đảo lộn lớn, chỉ thoả mãn yêu cầu thuần tuý khoa học mà không đáp ứng một đòi hỏi thực tế nào của đông đảo người sử dụng chữ viết.

2. Cụ thể, cần thực hiện một số cải tiến sau đây:

  1. Thay D, GI bằng Z, viết phụ âm đầu /z-/; cải tiến này không chỉ xoá bỏ sự bất hợp lí của việc dùng hai con chữ phụ âm đầu D- và GI-, mà đồng thời còn xoá bỏ sự bất hợp lí của bản thân GI: thường viết một phụ âm (/z/) nhưng cũng có khi viết cả một âm tiết ([zi]), như GÌ (đáng lẽ là GIÌ); GIA có thể là GI + A (GIA đình, GIẠ lúa), mà cũng có thể là GI + IA (giặt GỊA), GIÊ có thể là GI + Ê (rau GIỀN), mà cũng có thể là GI + IÊ (GIẾT chết);
  2. Dùng D thay cho Đ viết phụ âm đầu /d-/ (điều này cho phép khi đã thay D/GI bằng Z); dùng con chữ D như vậy thống nhất với quốc tế sẽ có nhiều điều lợi;
  3. Nhất loạt viết phụ âm đầu /ɣ-/ bằng G, bỏ H trong GH (viết GE, GÊ, GI thay cho GHE, GHÊ, GHI) (điều này cho phép khi đã thay đổi D/GI bằng Z); cũng vậy, bỏ H trong NGH, nhất loạt viết phụ âm đầu /ŋ-/ bằng NG (viết NGE, NGÊ, NGI thay cho NGHE, NGHÊ, NGHI);

Một vài cải tiến trên đầy đơn giản hoá, hợp lí hoá chính tả mà không gây ra những xáo lộn đáng kể. Thật ra cũng chỉ một cải tiến: dùng Z thay cho cả D và GI; thực hiện cải tiến này thì hai cải tiến sau là tất yếu.

Đồng thời, với ba cải tiến nói trên, chuẩn hoá và thống nhất chính tả trong mấy trường hợp sau đây:

  1. Nhất loạt viết khuôn vần /-i/ bằng I trong các âm tiết H-, K-, L-, M-, T-, S- (nhất loạt viết HI, KI, LI, MI, TI, SI), cũng như viết BI, CHI, DI, v.v…; không viết HY, KY, LY, MY, TY, SY);
  2. Nhất loạt viết khuôn vần /-wi/ bằng UY (nhất loạt viết QUY [kwi], cũng như viết HUY, NGUY, TUY, v.v…; không viết QUI);
  3. Đồng thời chuẩn hoá cách ghi dấu thanh ở các âm tiết co âm đệm /-w-/ (viết bằng U hoặc O), ghi dấu thanh như ở âm tiết không có âm đệm tương ứng (viết QUẢ, QUÝ, HOÀ, TUỆ; so sánh: CẢ, KÍ, HÀ, TỆ), không ghi dấu thanh ở con chữ đệm, U hoặc O (không viết QỦA, QÚY, HÒA, TỤÊ).

Trích trong Hoàng Phê. Chính tả tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng 2003. Trang IV–IX

Trở lại: II. Khả năng nắm chính tả tiếng Việt một cách có hệ thống

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới) Facebook
  • Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới) X
  • Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới) WhatsApp
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới) LinkedIn

Điều hướng bài viết

Bài trước Chữ viết tiếng Việt: Đặc điểm và một vài vấn đề
Bài tiếp theo Vị trí đặt dấu thanh điệu trong chữ quốc ngữ

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2025 ngonngu.net