Tên thành phần câu → Tiêu chí phân định ↓ |
Chu ngữ (Ch) |
Minh xác ngữ (Mx) |
Đề ngữ (Đ) |
Định ngữ (Đi) |
Thuyết ngữ (T) |
Bổ ngữ (B) |
Trạng ngữ (Tr) |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1. Nghĩa tạo lập phát ngôn | nêu phạm vi để nhận định ở nòng cốt có hiệu lực | minh xác cho danh từ làm Đề | nêu chủ đề của sự nhận định | bổ sung ý nghĩa hạn định cho danh từ | nêu điều nhận định, thuyết minh (nói về) cho chủ đề | bổ sung chi tiết phụ chuyên môn cho vị từ do ngữ nghĩa của vị từ chi phối | bổ sung chi tiết phụ chung cho vị từ bất kì |
2. Nghĩa biểu thị thực tại khách quan | nêu chu cảnh về thời gian, không gian, cảnh huống, nguyên nhân, mục đích | nêu đặc trưng minh xác | nêu thực thể | nêu đặc trưng hạn định | nêu đặc trưng thông báo | nêu thực thể, nhận dịnh bôt sung cho vị từ | nêu chu cảnh về thời gian, không gian, cảnh huống, nguyên nhân, mục đích |
3. Vai trò quan hệ cú pháp | phụ cho cả nòng cốt (có thể lược bỏ) | phụ cho danh từ làm Đề | chính (không bỏ được) | phụ cho danh từ hạt nhân | chính (không bỏ được) | phụ cho vị từ | phụ cho vị từ |
4. Hình thức biểu hiện bằng vị trí | trước nòng cốt (Đ–T) | trước danh từ làm Đề | trước Thuyết | sau danh từ hạt nhân | sau Đề | sau vị từ | sau vị từ và Bổ ngữ |
5. Hình thức | – Dt (Danh từ thời gian) – Dk (Danh từ không gian) – gt + Ds (Giới từ + Danh từ sự vật) |
– V (vị từ) – là + D (danh từ) – như + D (danh từ) – cú (Đ–T) |
– D – cú |
– V – D – là + D – như + D – cú |
– V (câu tả) – là + D (câu thuận) – như + D (câu so sánh) – Cú (khi Đề là D) |
– Danh – Cú |
– Dt – Dk – gt + Ds |
Bảng sơ đồ cho thấy các thành phần câu chỉ giống nhau từ 1 đến 2 tiêu chí, còn khác nhau từ 3 đến 4 tiêu chí. Do đó, sự nhận diện và phân biệt các thành phần theo 5 tiêu chí vừa đảm bảo tính tổng hợp, đa diện lại vừa đảm bảo sự nhất quán, hệ thống.
* Đào Thanh Lan. Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc Đề-Thuyết. Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, H., 2002, trang 253.