• Khái niệm chung về trực chỉ • Những đặc trưng chung của các phương tiện trực chỉ • Một số hiện tượng tác động đến trực chỉ
1. Khái niệm chung về trực chỉ
– Trực chỉ về thực chất là một hiện tượng nằm trong phạm vi quy chiếu.
– Cách gọi trực chỉ bắt nguồn từ những hành động chỉ xuất ngoài ngôn ngữ. Vì vậy, trực chỉ được dùng để áp dụng cho những phương tiện ngôn ngữ thực hiện chức năng quy chiếu.
Hay, nói một cách khác, nó chỉ ra và đồng nhất quy chiếu bằng cách trực tiếp dựa ngay vào những mốc do hành động phát ngôn của người nói tạo ra. Những mốc cơ bản là: người nói – lúc nói – nơi nói.
– Các phương tiện thực hiện chức năng trực chỉ:
+ tôi, tao, mày…
+ hôm qua, hôm nay, ngày mai…
+ đây, kia…
Ngoài ra, những phương tiện về phạm trù thời cũng mang nội dung có tính trực chỉ.
2. Những đặc trưng chung của các phương tiện trực chỉ
– Ngay trong nghĩa của nó đã chứa nhân tố người nói.
→ Hệ quả là:
+ Viện đến nhân tố người nói, lấy người nói như là một yếu tố chi phối các hệ toạ độ: Lấy cái Tôi làm trung tâm.
+ Phương thức xác định quy chiếu của trực chỉ được gọi là chỉ xuất có tính chủ quan.
– Quy chiếu của yếu tố trực chỉ khả biến theo hành động phát ngôn. Và nó chỉ được xác định khi gắn với hành động phát ngôn mà thôi.
– Các hệ quả:
+ Các phát ngôn chứa yếu tố trực chỉ sẽ không thể có giá trị chân thực, không có giá trị giao tiếp xác định (nếu không xác định được quy chiếu cụ thể của nó). Do vậy, các phát ngôn có yếu tố trực chỉ có nét gần với các "hàm mệnh đề".
+ Chúng ta phải chú ý có những yếu tố về bản chất và chức năng điển hình thường thấy là trực chỉ. Nhưng trong những ngữ cảnh nhất định, trong những cách dùng nhất định, nó không còn gắn với những mốc do hành động phát ngôn tạo ra. Trong những cách dùng đó, yếu tố trực chỉ không còn mang tính trực chỉ.
Ví dụ:
(1): Người du mục thích sống nay đây mai đó.
(2): Tôi tư duy là tôi tồn tại.
(3): Bây giờ là một phương tiện thực hiện chức năng trực chỉ trong tiếng Việt.
(4): Hãy dùng từ "bây giờ" để đặt câu.
Trong các câu (3) và (4), các yếu tố trực chỉ được coi là những yếu tố siêu ngôn ngữ.
+ Cần phân biệt trực chỉ với những phương tiện ngôn ngữ khác tuy trong nghĩa của nó có liên quan đến cái tôi người nói, những từ ngữ lấy cái tôi làm trung tâm nhưng không phải là trực chỉ. Cụ thể là: yếu tố tình thái gắn với hành động phát ngôn.
Ví dụ:
(5): Nước vối mà cũng uống! → đánh giá
(6): Nó chưa về à? → ngạc nhiên, thắc mắc và chờ đợi câu trả lời
(7): Nó mua những 5 cân táo! →
+ Cần phân biệt trực chỉ với hồi chỉ, khứ chỉ… Các tiêu chíphân biệt là:
^Phương thức chỉ ra quy chiếu
^Điều kiện ngữ cảnh
^Nguyên tắc về tri nhận
Ví dụ:
(1) Tôi đi Hà Nội → "tôi": trực chỉ
(2) Hắn vừa đi vừa chửi → "hắn": hồi chỉ
*Phân biệt giữa trực chỉ và hồi chỉ:
Trực chỉ | Hồi chỉ |
Đều phụ thuộc ngữ cảnh | |
– Gắn với những thực thể, yếu tố nằm ngoài ngôn ngữ | – Gắn với ngữ cảnh bên trong diễn ngôn |
– Không cần tiền từ | – Đòi hỏi phải có một tiền từ |
– Xác định quy chiếu không thông qua quan hệ đồng quy chiếu mà dựa vào mốc do hành động phát ngôn tạo ra. | – Xác định quy chiếu thông qua quan hệ đồng quy chiếu với tiền từ |
– Không đòi hỏi duy trì tiêu điểm chú ý. | – Đòi hỏi người nói phải duy trì sự chú ý, đặt tiêu điểm chú ý vào những yếu tố cho trước. |
Ví dụ:
Hôm qua tao đi thăm thằng Nam. Nó vẫn khoẻ như trâu. Thế mà mẹ nó bảo ốm.
3. Một số hiện tượng tác động đến trực chỉ
3.1. Thông thường (…và bình thường), yếu tố trực chỉ có quan hệ trực tiếp với đối tượng, với quy chiếu. Nhung, trong một số trường hợp, mối quan hệ đó mang tính gián tiếp. Đặc biệt là những yếu tố trực chỉ bị ảnh hưởng từ các nhân tố ẩn dụ, hoán dụ, bình thường, nó dựa trên mối quan hệ đẳng cấu giữa các đối tượng.
Ví dụ:
(1): (Chỉ vào bản đồ) – Quân địch đang co cụm ở đây. Chỗ này là nơi ta ém quân.
→ đẳng cấu giữa bản đồ và thực địa
(2) Cơm này nhà tao chỉ cho lợn ăn.
→ chỉ loại
3.2. Trong nhiều trường hợp, vì những mục đích ngữ dụng khác nhau, đặc biệt là vì những nguyên nhân như nhập cảm, đảm bảo lịch sự, thì yếu tố trực chỉ có thể được sử dụng không tương xứng với đối tượng và bản chất điển hình của nó.
Ví dụ:
(trong một bài báo): "Chúng ta thấy rằng"… "Chúng tôi cho rằng"…
→ trực chỉ về ngôi