• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Ngôn ngữ học / Ngữ âm / Ngữ âm học / Các đơn vị siêu đoạn tính (phần cuối)

Các đơn vị siêu đoạn tính (phần cuối)

15/10/2006

ngonngu.net
15/10/200607/04/2019Chuyên mục:
  • Ngữ âm học

Ngoài hai đơn vị chiết đoạn tính trên, không thể không kể tới loại đơn vị chiết đoạn tính thứ ba là thanh điệu. Hệ thống thanh điệu này gồm 8 âm vị sau đây:

STT Quốc ngữ Phiên âm Ví dụ
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
ø
\
~
?
/
.
“/”
“.”
1
2
3
4
5
6
7
8
ta
tà
tã
tả
tá
tạ

tát
tạt

Để biểu diễn âm vị học cho các thanh vị, chúng ta cần liệt kê ra các nét khu biệt cua thanh vị tiếng Việt. Các thanh điệu tiếng Việt khu biệt nhau theo các đặc điểm về mặt cao độ và các đặc điểm về mặt cấu âm (Các đặc điểm không thuần tuý do cạo độ quy định). Đó là những dấu vết còn lại trong sự tiến hoá từ chiết đoạn tính sang siêu đoạn tính (từ một ngôn ngữ không có thanh điệu trở thành ngôn ngữ có thanh điệu) chúng ta gọi đó là những nét [+sạn]. các nét khu biệt của thanh điệu tiếng Việt được thể hiện trong Ma trận thanh điệu tiếng Việt dưới đây:

Thanh vị Nét khu biệt
Cao/ Thấp Bằng/ Trắc 1 hướng/ 2 hướng Sạn
1
2
3
4
5
6
7
8
+
 
 
+
+
 
+
 
 
–
–
 
 
–
 
–
+
+
 
 
–
–
–
–
–
–
 
 
+
+
0
0
 
 
–
–
–
–
0
0
+
–
–
+
+
+

Ma trận này, nhìn theo sự phân loại lưỡng phân hoá của âm vị học hiện đại tạo nên sơ đồ cây:

Sơ đồ thanh vị

Lưu ý: Thuộc tính [+sạn] là nét dư đối với thanh trắc truyền thống: 3,4,5,6.

Quá trình hình thành thanh điệu tiếng Việt đã chứng minh sự lột xác gần như hoàn toàn của các thuộc tính cố hữu và chiết đoạn nằm trong các thanh này. Tuy nhiên, trong sự hiện thực hoá của các phương ngữ, người ta vẫn còn thấy lác đác các dấu vết chiết đoạn trong các hệ thanh khập khiễng như:

Tiếng Thanh Hoá & Nam Bộ: ngã – hỏi nhập 1;

Tiếng Nghệ: ngã – nặng nhập 1;

Hà Tĩnh, Quảng Bình: hỏi – sắc dễ bị nhầm lẫn.

Một số nơi khác: 4 thanh trắc này có thể chỉ còn 2 hoặc 3 hoặc 1 thanh vị (tiếng Nghi Lộc)…

Để biểu diễn âm vị học cho thanh vị, chúng ta xếp phần biểu diễn thanh vào phần cuối cùng ở vế bên phải của một biểu diễn âm vị học. Ví dụ với trường hợp thanh 4 trong âm [kwa4] (“quả”):

 +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +
+ PAT
+ tắc
+ răng-lợi
+ ngạc mềm
+ NAT
+ đơn
– trước
– sau
+ thấp
+Tròn môi +TĐT
– bằng
– đơn hướng
+ cao
 +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +
Phía trái Phía phải

Bất kì một tiết vị nào trong tiếng Việt cũng được biểu diễn âm vị học nhằm lột tả được những thuộc tính ngữ âm và thực thể mà mỗi đơn vị âm thanh trong đó chứa. Mặt khác, qua biểu diễn âm vị học, có thể nhìn thấy những tương quan khác nhau mang tính hệ thống của các âm vị các điệu vị và các thuộc tính âm vị học có trong một âm vị hoặc một điệu vị.

Nếu ở các âm vị bình thường và các thanh vị, nội dung âm vị học của chúng không bao giờ nhỏ hơn sơ với 2 nét khu biệt, thì đối với các điệu vị như [+ tròn môi] hoặc [+ căng], sự biểu diễn âm vị học cho chúng lại chỉ là một nét đơn nhất mà thôi. Như vậy, định nghĩa về âm vị là một chùm nét khu biệt không hoàn toàn đúng với trường hợp các điệu vị. Mỗi một điệu vị thường chỉ là nét khu biệt. Có lẽ vì thế mà Đoàn Thiện Thuật và những người cùng trường phái với ông đã mắc sai lầm khi liệt kê âm đệm thành một phần trong giá trình trong khi đó là một đơn vị thiếu, không đầy đủ: một tiểu hệ thống chỉ có hai đơn vị là nó và không phải là nó. Đó là chính là điểm yếu nhất của Ngữ âm học tiếng Việt. Vì vậy, nét [+ tròn môi] là một điệu vị chứ không phải là một âm vị.

Đối với nét [+căng] cũng tương tự như vậy.

Tóm lại: Một biểu diễn âm vị học bao gồm:

– Phần phía trái của biểu diễn âm vị học để thể hiện cấu trúc chiết đoạn của một tiết vị trong đó có C1-V-C2
– Phái phải để biểu diễn các điệu vị và thanh vị trong đó đầu tiên là điệu vị [tròn môi] rồi đến điệu vị [căng] và kết thúc là [thanh vị].

Một biểu diễn gọi là đúng đắn khi nó loại trừ được tất cả các nét dư có trong một nội dung âm vị học. Ví dụ cho trường hợp biểu diễn âm vị học có đầy đủ các thành phần:

“quánh”
 +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +
+ PAT
+ tắc
+ ngạc mềm
+ NAT
+ đơn
– trước
– sau
+ thấp
+ PAT
– NAT
+ tắc
+ ngạc mềm
+ tròn môi + căng + TĐT
+ cao
– bằng
+ đơn hướng
 +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +  +

Trở lại:

  • Các đơn vị siêu đoạn tính

Tham khảo:

  • Cấu trúc tiết vị
  • Các đơn vị chiết đoạn tính C1VC2 (phần đầu)

Chia sẻ:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Điều hướng bài viết

Bài trước Các đơn vị siêu đoạn tính
Bài tiếp theo Cấu trúc tiết vị

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2023 ngonngu.net