Ngay từ năm 1913, F. de Saussure đã trình bày lí thuyết ngôn ngữ học dựa trên 4 đối lập chính sau đây:
– Ngôn ngữ và lời nói;
– Đồng đại và lịch đại;
– Trục dọc và trục ngang;
– Nội ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ.
Thế đối lập ngôn ngữ và lời nói dùng để tách biệt giữa mã và thông điệp, giữa bất biến thể và biến thể, giữa cấu trúc sâu và cấu trúc nông (N. Chomsky).
Thế đối lập đồng đại và lịch đại dùng để tách biệt một yếu tố ngôn ngữ nằm trong hệ thống đang được sử dụng (nằm trong sự dùng – usage) và chính nó, nằm trong mối quan hệ với những hình ảnh của nó trước đây, với thế giới tương lai của nó sau này (tức là yếu tố đó nằm trong một tiến trình).
Thế đối lập trục dọc và trục ngang còn gọi là sự đối lập giữa hệ hệ hình và hệ kết hợp; hoặc trục đối vị và trục tuyến tính; hoặc tính hệ thống và sự phân bố các yếu tố.
Đối lập giữa nội ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ dùng để phân biệt các nguyên nhân, quy luật của ngôn ngữ học nội tại, chính từ bên trong ngôn ngữ của nó và cho nó với 1 mặt khác của sự phát triển ngôn ngữ, lấy mối quan hệ của ngôn ngữ và các lĩnh vực hoạt động khác của con người; hoặc các điều kiện tồn tại khác của con người làm nguyên nhân và động lực phát triển. Thế đối lập này còn được gọi là ngôn ngữ học nội tại và ngôn ngữ học ngoại tại.
Nói thêm về sự phân biệt giữa trục dọc và trục ngang. Đây là một đối lập quan trọng khi muốn phác hoạ tính hệ thống và tính cấu trúc của ngôn ngữ, bởi vì với hai trục này các quan hệ của các yếu tố ngôn ngữ đã được thiết lập, được định hình và được đặt tên. Sự đối lập giữa trục dọc và trục ngang tạo nên một khung lí thuyết rõ ràng cho một phương pháp luận phân tích của cấu trúc luận. Các trường phái sau này có thể điều chỉnh, bổ sung nhưng không thể phủ nhận hay loại bỏ thế đối lập này. Vì vậy, thế đối lập trục dọc và trục ngang là khung lí thuyết của ngôn ngữ học đại cương trong tất cả các vấn đề mà nó quan tâm.
Cũng như sự đối lập giữa trục tung và trục hoành trong toán học, trục dọc và trục ngang trong ngôn ngữ học tạo nên những toạ độ lưới để xác định một cách chính xác chỗ đứng của một yếu tố ngôn ngữ trong hệ thống mà nó đang phục vụ.
Trục ngang còn được gọi là trục kết hợp. Theo nguyên lí của Saussure, sự kết hợp các yếu tố ngôn ngữ theo trục ngang tạo nên thông điệp. Nguyên tắc quan trọng nhất là khi các yếu tố ngôn ngữ đứng cạnh nhau thì chúng phải khác nhau. Chúng ta gọi đó là nguyên lí tương phản. Nguyên lí này là sự biểu hiện của ngôn ngữ trong lời nói, các yếu tố ngôn ngữ không thể xếp chồng lên nhau mà chúng phải dàn ra theo hình tuyến . Trong ngôn ngữ học, người ta thường căn cứ trên đặc điểm của 2 trục này để thiết lập nên các quan hệ ngôn ngữ.
Đối với trục dọc, quan hệ được nhiều người biết đến là các đối lập ngôn ngữ học. Đối lập ngôn ngữ học có thể xảy ra ở âm vị học, ở từ vựng học, ngữ nghĩa học hoặc cú pháp học. Ở âm vị học, đó là các đối lập âm vị học để tạo nên tư cách đơn vị ở các yếu tố âm thanh. Đó là âm vị hoặc nét khu biệt. Ở cấp độ ngữ nghĩa học, bằng các đối lập ngữ nghĩa trong trường nghĩa của từ, người ta thiết lập lên được các nghĩa vị (semantemes). Còn ở cấp độ cú pháp học,
sự đối lập giữa các thành phần cú pháp tạo nên các cú vị (syntaxemes). Ở địa hạt từ loại, các đối lập dựa trên các ý nghĩa ngữ pháp (hoặc dựa trên các phạm trù từ vựng – ngữ pháp) mà các từ được gom lại thành một nhóm. Ví dụ: Sự đối lập giữa các phạm trù ý nghĩa ngữ pháp chỉ thực thể và ý nghĩa ngữ pháp chỉ quá trình tạo nên các thế đối lập giữa danh từ và động từ.
Để thiết lập được cơ sở khoa học cho phép đối lập giữa các đơn vị, chúng ta cần 3 bước sau:
– Thiết lập sơ đồ cấu trúc (patterns template);
– Thiết lập các thành tố trực tiếp (immediate components – IC) và các quan hệ trong sơ đồ cấu trúc;
– Lần lượt thay thế các yếu tố của trục dọc (trục đối vị) để xem xét tư cách đơn vị của chúng.
Các ví dụ minh hoạ:
1, Bước 1 (với sơ đồ cấu trúc âm tiết):
Xem thêm: Chiết đoạn tính và siêu đoạn tính
2, Bước 2 (về thành tố trực tiếp – immediate components)
1. C1
2. V
3. C2
4. "w"
5. căng-lơi
6. 1,2,3,4,5,6
7. 7,8
3, Bước 3
– Từ C1 suy ra: Danh sách phụ âm đầu tiếng Việt (gồm 23 đơn vị). Chức năng: thay đổi ý nghĩa của từ.
– Từ V suy ra: Danh sách các nguyên âm tiếng Việt (gồm 12 đơn vị):
Hoá thân của trục ngang vào trong nghiên cứu ngôn ngữ học và các quan hệ ngôn ngữ dựa vào trục ngang. Khi các yếu tố ngôn ngữ đứng cạnh nhau theo quy luật tuyến tính thì chúng tạo nên
các chuỗi yếu tố. Những chuỗi này được hiện thực hoá trong việc tạo nên các dạng thể lời nói khác nhau trong giao tiếp.
Các yếu tố đứng ở trong trục dọc (nằm trong các thế đối lập) trong một thời điểm chỉ có một yếu tố xuất hiện. Còn ở trục ngang, các yếu tố được liên kết với nhau để tạo nên các cấu trúc lớn hơn cả về lượng lẫn chất. Yêu cầu của các yếu tố nằm trong thế đối lập (ở trục dọc/ trục đối vị) là đồng chất với nhau, còn ở trục ngang thì ngược lại, các yếu tố ngôn ngữ phải khác nhau về chất thì mới có thể kết hợp được. Chính vì vậy, các yếu tố của trục ngang là hiện thân của tương phản hay thế tương phản. Chúng càng khác nhau thì khả năng kết cấu của chúng càng bền chặt.
Ví dụ:
Quan hệ ngôn ngữ theo trục ngang (bảng kết hợp):
C1 | V | C2 | Kết hợp | Tính hiện thực |
---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | "tai" | V –> Âm tiết thực |
3 | 4 | 1 | "cưm" | Ø –> Âm tiết lí thuyết (tiềm năng) |
… | … | … | … | … |
Ở những cấp độ khác chúng ta cũng thấy tình trạng tương tự.
Ở cấp độ từ (trong tiếng Việt chẳng hạn) khi 2 hình vị đứng cạnh nhau, chúng sẽ được kết hợp với nhau theo các luật cấu tạo từ của tiếng Việt. Ví dụ: Nếu 2 yếu tố đứng cạnh nhau có quan hệ ngữ âm với nhau thì chúng sẽ tạo nên các từ láy (ví dụ: đo đỏ, châu chấu)… Nếu 2 hình tiết đứng cạnh nhau có quan hệ về mặt ngữ nghĩa, chúng sẽ tạo nên từ đẳng lập, hoặc từ chính phụ (ví dụ: nhà cửa, dưa bở)… Nếu hai hình tiết đứng cạnh nhau không có quan hệ về ngữ âm hay ngữ nghĩa mà chúng lại nằm trong cấu trúc từ (một đơn vị hình thanh) thì chúng tạo nên các từ ngẫu kết (ví dụ: bồ hóng, bù nhìn)…
Ở cấp độ cú pháp học, hiện thân của quan hệ ngang là các quan hệ cú pháp. Ngôn ngữ học từ trước đến nay chia các quan hệ cú pháp thành 3 loại sau:
– Nếu 2 yếu tố cú pháp đứng cạnh nhau, độc lập hoàn toàn với nhau thì chúng nằm trong quan hệ đẳng lập.
– Nếu 2 yếu tố cú pháp đứng cạnh nhau nhưng lại thiết lập nên quan hệ có CHÍNH là trung tâm, có PHỤ là ngoại biên, tức là 2 yếu tố có quan hệ phụ thuộc mà ở đó trong cương vị cú pháp của riêng mình thành phần chính sẽ là thành phần đại diện cho cả cấu trúc. Người ta có thể lược bỏ thành phần phụ mà không ảnh hưởng gì. Thành phần chính trong cương vị cú pháp của mình quyết định toàn bộ đặc điểm cấu trúc ấy.
– Nếu hai thành tố cú pháp không thuộc phạm vi hai loại kể trên thì có khả năng là:+ Cả hai yếu tố đều có tác động đến nhau: lực kết cấu là như nhau;
+ Không thể lược bỏ được một trong hai yếu tố mà không làm ảnh hưởng tới chức năng cũng như đặc điểm của cấu trúc.
Mối quan hệ như trên được gọi là quan hệ vị tính (quan hệ vị từ) – mối quan hệ quan trọng nhất khi xác định tư cách độc lập của phát ngôn ở bình diện cú pháp.
Ví dụ:
Trên đây là một cách quan niệm tương đối phổ biến về các quan hệ cú pháp. Tuy nhiên, lí thuyết này trở nên vô lí hoặc kém sức thuyết phục khi dùng nó để giải thích hiện tượng giới ngữ trong tất cả các ngôn ngữ.
Ví dụ:
Trong giới ngữ, nếu theo quan niệm này, giới từ làm thành phần chính, còn những yếu tố đi sau nó là thành phần phụ. Trong thực tế, khi ngữ pháp đã chuyển sang phân tích về ngữ nghĩa (ngữ pháp ngữ nghĩa) thì trọng tâm về hình thức không trùng với trọng tâm về ngữ nghĩa. Trong trường hợp này, giới từ là trọng tâm về hình thức, còn yếu tố đi sau giới từ mới là trọng tâm về ngữ nghĩa và chức năng. Như vậy, giới ngữ là một thứ quan hệ cú pháp về mặt hình thức. Đó là một nghịch lí về mặt lí thuyết.
N. Chomsky, trước vấn đề này, đã đưa ra một giải thích khác về các quan hệ ngữ pháp. Theo ông (cũng như một số nhà ngữ pháp khác) thì có thể chia các quan hệ cú pháp thành quan hệ li tâm và quan hệ hướng tâm. Quan hệ hướng tâm là những quan hệ hướng về một tiêu điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa. Quan hệ cú pháp là quan hệ hướng tâm. Ngược lại, khi 2 yếu tố đứng cạnh nhau mà không xác định được một trọng tâm ngữ nghĩa hoặc trọng tâm hình thức hay hai cái đó không đồng nhất thì chúng là những hiện thực hoá ở những mức độ khác nhau của quan hệ li tâm.
Ví dụ:
Quan hệ hướng tâm như quan hệ cú pháp trong cấu trúc ngữ thông thường: danh ngữ, động ngữ, tính ngữ… Còn lại, các cấu trúc khác là cấu trúc li tâm: đẳng lập, C-V, giới ngữ.
Tóm lại:
Theo hai trục dọc và ngang của ngôn ngữ có thể tạo nên được những quan hệ như sau:
1, Các quan hệ đối lập để tạo nên các đơn vị của các cấp độ khác nhau.
Ví dụ:
– Đối lập ở cấp độ âm vị học tạo nên các âm vị;
– Đối lập ở cấp hình thái học tạo nên hình vị;
– Đối lập ở vốn từ theo các ý nghĩa ngữ pháp tạo nên các từ loại…
2, Các quan hệ nối kết giữa các yếu tố đứng cạnh nhau. Tuỳ theo từng cấp độ mà các nối kết có quan hệ với nhau.
3, Cùng chung tính chất với sự nối kết theo thời gian (tuyến tính) còn có những kết hợp giữa các yếu tố trong cùng một cấp độ. Đó là những kết hợp phi tuyến tính như thanh điệu trên âm tiết, trọng âm từ trên các hình vị, các đường nét ngữ điệu trên thành phần câu…
4, Ngoài 3 loại quan hệ trên đây còn cần phải kể đến quan hệ tôn ti (quan hệ tầng bậc, quan hệ lớp lang). Năm 1960, nhà ngữ âm học người pháp Benveniste lần đầu tiên đã phát biểu về quan hệ tầng bậc có trong ngôn ngữ. Theo ông, ngoài quan hệ ở trục dọc và trục ngang còn có quan hệ ở những cấp độ khác nhau. Ví dụ: Các yếu tố ngôn ngữ ở cấp độ âm vị học với các yếu tố ở cấp độ hình thái học; hình thái học với cú pháp học…
Đặc trưng của mối quan hệ này là yếu tố ngôn ngữ ở cấp độ thấp hơn hướng lên trên làm thành tố trực tiếp cho các cấu trúc ở cấp độ cao hơn (là thành phần của các đơn vị ở mức độ cao hơn); ngược lại, các yếu tố ở cấp độ cao hơn hướng xuống dưới làm thành chu cảnh cấu trúc, làm thành trường chức năng cho các yếu tố ở cấp độ dưới. Nói cách khác, hướng lên trên là theo đặc tính của cấu trúc, hướng xuống dưới là theo đặc trưng của chức năng.