• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Tiếng Việt / Hiện tại / Cái chuyện “đương” – “đăng”

Cái chuyện “đương” – “đăng”

Lê Xuân Mậu 16/03/2007

ngonngu.net
16/03/2007Chuyên mục:
  • Hiện tại
[ 當: đương? đăng ? ]

Ông Duy Đạo có phê phán về chuyện dùng lầm “môn đăng hộ đối” (Đài TTVN số 14/2002). Ý ông là không thể lầm lẫn đương/đăng vì sẽ làm cho câu kia vô nghĩa. Xin được mạo muội góp bàn vì đây là chuyện có nhiều điều lí thú.

Các nhà ngôn ngữ học lịch sử đã chỉ rõ chữ Hán vào Việt Nam bằng cả khẩu ngữ lẫn sách vở (nên cùng một chữ lại có vị tinh và mì chính) và lại vào ở nhiều thời kì khác nhau. Trước thời Đường và sau thời Đường đã tạo ra buồng – phòng, múa – vũ từ cùng một chữ. Từ thời Đường về sau cũng có những biến đổi, phân hoá: can – gan, bổn – vốn. Đến thời Minh, Thanh ở miền Nam lại có cách đọc khác miền Bắc: chính – chánh, vũ – võ, hoàng – huỳnh…

Rồi các cụ nhà mình đọc nhầm mạc (màn) thành mộ, phát hiện thành phát kiến và rất nhiều chữ do đồng hoá, dị hoá mà biến đổi: sáp nhập – sát nhập, thiền quyên – thuyền quyên… Lại còn do kiêng kị: thì – thời, nhậm – nhiệm… Tất cả những tác động đủ loại ấy đã tạo ra tình hình chỉ riêng ở cách đọc Hán Việt đã tồn tại nhiều cách đọc đối với cùng một chữ, như: chúa = chủ; háo = hiếu; lân = liên… Đó là chưa kể những chứ có hai cách đọc thành hai từ có nghĩa khác nhau như ác và ố; canh và cánh.

Tình hình ấy quả có dẫn đến nhiều thành ngữ bị đọc sai như: Tự lực canh sinh (tự mình đổi mới để tồn tại và phát triển, không nhờ vả ai) – Tự lực cánh sinh. Tuy nhiên những cái lầm kiểu này lâu rồi cũng quen bởi vì ý nghĩa của từ ngữ – thành ngữ nhiều người dùng mãi cũng thành quen, nghe hiểu nhau cả là được. Ai cần sửa và có thể sửa! Đó là nói chung với những nhầm lẫn kiểu “chữ tác đánh chữ tộ”. Còn ở “môn đăng hộ đối” thì tình hình hơi khác. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn đã viết về chữ đương như thế này: “Chữ 當 xưa chỉ có một cách đọc (đương hoặc đang, tuỳ vùng) nay đã phân hoá thành ba trong phạm vi toàn quốc, ở đương sự, đương thời(1) nó đọc thành đương; ở đăng cai nó đọc thành đăng; khi đứng một mình trước động từ để chỉ ý nghĩa hiện tại tương đối thì nó đọc thành đang”. Như vậy là người ta có thể đọc cái thành ngữ Hán Việt kia thành “môn đương hộ đối” hay “môn đăng hộ đối” đều đúng cả, vì đó chỉ là hai cách đọc của cùng một chữ mà thôi. Thường thì người ta đọc thành “môn đăng hộ đối” hơn có lẽ là do áp lực của cặp đăng đối rất hợp nghĩa với câu này.

Qua một số điều sơ lược trên đây có thể thấy rằng thực tế sử dụng ngôn ngữ có nhiều chuyện trong biến đổi ngữ âm ở từ ngữ Hán Việt, đòi hỏi ta phải thận trọng tìm hiểu. Cứ dựa vào nghĩa gốc gác một số từ trong sách vở và trong vốn liếng của mình mà bắt bẻ nhau thì rất ít sức thuyết phục.


* Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 11 (2002), trang 34

(1) Một điều lí thú: Cùng một chữ với hai cách đọc khác nhau: nhưng nghĩa của đương thì khác hẳn nghĩa đương thời.

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)

Điều hướng bài viết

Bài trước Vài suy nghĩ về cách dùng khẩu ngữ trên báo Hoa học trò
Bài tiếp theo Hãy trả lại tên cho những dòng sông

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2025 ngonngu.net