• Thời điểm • Chiết đoạn • Siêu đoạn
Âm vị chiết đoạn là kết quả phân tích âm vị học, dựa trên thuộc tính hình tuyến của ngôn ngữ: trong một thời điểm của ngữ lưu, người ta chỉ có thể bắt gặp được một yếu tố ngôn ngữ nhất định. Khái niệm thời điểm là một khái niệm rất tương đối, tuỳ theo từng cấp độ mà người ta có thể hiểu theo những cách khác nhau. Ở cấp độ cú pháp, thời điểm là nơi có thể chứa được hẳn một thành phần câu. Ví dụ: Trong ví dụ của L. Thompson, câu hỏi dành cho trạng ngữ tiếng Việt về thời gian có thể được đặt vào phía trước hoặc phía sau phát ngôn.
– Bao giờ anh đi Hà Nội?
– Anh đi Hà Nội bao giờ?
Trạng ngữ về thời gian tiếng Việt trong sự phát hiện lí thú này là một chức năng bị phụ thuộc vào vị trí đứng đầu hoặc đứng cuối phát ngôn. Đầu phát ngôn chỉ về tương lai, cuối phát ngôn chỉ về quá khứ. Trong ví dụ của Thompson có hai thời điểm khác nhau khi bàn về chức năng của trạng ngữ về thời gian của tiếng Việt. Ta có:
|
A: trạng ngữ chỉ tương lai C: trạng ngữ chỉ quá khứ B: cấu trúc phát ngôn |
3 thời điểm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(C – V) (đề – thuyết) |
Đó chính là "chiết đoạn" cú pháp theo quan điểm của Thompson. Còn ở cấp độ từ pháp học, chiết đoạn tính hoặc "thời điểm" là tương đương với vị trí trước sau của một tiếng (một địa vị). Ta có: Khi đối lập giữa "tốt bụng" và "bụng tốt"; "dài râu" và "râu dài" chúng ta có hai vị trí khác nhau là (A) và (B).
A | B |
Khi danh từ rơi vào A, chúng ta có một danh ngữ chính danh, ví dụ:
râu dài ^_____| TT ĐN
vì cấu trúc này phù hợp với cấu trúc danh ngữ tiếng Việt[1].
Tuy nhiên, khi đảo lại vị trí của hai thành tố, chúng ta không còn một danh ngữ như trước nữa mà là một tính ngữ đặc biệt, trong đó những yếu tố xuất hiện ở vị trí B làm thành phần hạn định khu vực tác động của những yếu tố ở vị trí A. Như vậy, cấu trúc tính ngữ đặc biệt này, do sự đảo trật tự của một danh ngữ, và vì cấu trúc quá đặc biệt, bất bình thường nên nó mang tính thành ngữ cao hơn so với cấu trúc thông thường là cấu trúc một danh ngữ ("dài râu" có tính thành ngữ cao hơn về nghĩa rất nhiều so với "râu dài").
Cũng tương tự như vậy, trong các cấu trúc láy, chúng ta cũng có mô hình [A|B]. Nhưng khi yếu tố thực đứng ở vị trí nào trong khuôn này thì sẽ mang áp lực về ngữ pháp cho cấu trúc ý nghĩa của từ láy cụ thể. Khi yếu tố thực xuất hiện ở vị trí B, nghĩa của từ láy bị giảm bớt tính phạm trù (không cắt thực tế ra một cách rõ ràng, nghiêm ngặt). Ví dụ: đo đỏ, mềm mềm, cưng cứng v.v… Nhưng khi yếu tố thực đứng ở vị trí A thì cấu trúc nghĩa lại đi theo chiều hướng ngược lại: nghĩa phạm trù được khẳng định một cách rõ ràng và ngoài ra, cái nghĩa đó còn được gia thêm những nghĩa tình thái hoặc cảm xúc có nhấn mạnh (nét nghĩa biểu thái của từ). Ví dụ: đỏ đắn, mạnh mẽ, phẳng phắn… Nghĩa phạm trù của "đỏ" cộng thêm ý nghĩa tán thưởng về màu sắc: đỏ một cách lành mạnh, kèm theo sự vuông vắn về hình thể… Tập hợp toàn bộ các từ láy theo hai khuôn này, chúng ta có một dãy thang độ từ 5 đến 7 thang bậc khác nhau cho một phẩm chất được định danh qua một cấu trúc từ láy:
Nói tóm lại, tuỳ theo từng cấp độ mà thời điểm được hiểu rất khác nhau. Nhưng thời điểm bao giờ cũng là một chiều kích về không gian, chứa vừa vặn một đơn vị cơ sở của một cấp độ nhất định. Ở cú pháp học, thời điểm cú pháp chứa vừa vặn một thành phần câu; còn ở từ pháp học, thời điểm chứa vừa vặn được một hình vị cấu tạo từ. Hình vị cấu tạo từ và thanh phần câu là hai đơn vị cơ sở của từ pháp học và cú pháp học tiếng Việt. Nói cách khác, thời điểm không còn là một khái niệm vật lí đơn thuần, đo bằng giây, một đơn vị thời gian hoặc một đơn vị không gian, mà được đo bằng kích thước chức năng của đơn vị đó: khi chứa vừa đủ một đơn vị chức năng ở một cấp độ thì tạo ra được một chiết đoạn của cấp độ đó.
[1] Tham khảo: Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 1999, trang 203.