Từ một số cứ liệu thống kê về nguồn gốc của 8 thanh trong cách đọc Hán-Việt, chúng ta có bảng tổng kết sau:
Hán | Toàn thanh | Thứ thanh | Toàn trọc | Thứ trọc | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hán-Việt | B | T | K | N | B | T | K | N | B | T | K | N | B | T | K | N |
Ngang | 736 | 12 | 22 | 351 | 12 | 33 | 503 | 14 | 19 | |||||||
Huyền | 33 | 25 | 561 | 11 | 22 | |||||||||||
Hỏi | 12 | 358 | 39 | 130 | 15 | 28 | 19 | 10 | ||||||||
Ngã | 16 | 56 | 22 | 181 | 28 | |||||||||||
Sắc khứ | 12 | 34 | 406 | 10 | 18 | 172 | 10 | 27 | 19 | 12 | ||||||
Nặng khứ | 20 | 13 | 118 | 224 | 17 | 23 | 222 | |||||||||
SẮC NHẬP | 328 | 126 | 20 | 12 | ||||||||||||
NẶNG NHẬP | 17 | 200 | 182 |
B (Bình) – T (Thượng) – K (Khứ) – N (Nhập)
(Chỉ tính những trường hợp có 10 ví dụ trở lên)
# Chú giải thuật ngữ…
Nếu gạt bỏ những trường hợp không đủ nhiều thì có thể nói rằng quy luật diễn biến từ hệ thống tứ thanh của tiếng Hán trung cổ đến hệ thống thanh điệu Hán-Việt như sau:
Toàn thanh | Thứ thanh | Toàn trọc | Thứ trọc | |
---|---|---|---|---|
Bình | Ngang | Ngang | Huyền | Ngang |
Thượng | Hỏi | Hỏi | Nặng//Ngã | Ngã |
Khứ | Sắc khứ | Sắc khứ | Nặng khứ | Nặng khứ |
Nhập | SẮC NHẬP | SẮC NHẬP | NẶNG NHẬP | NẶNG NHẬP |
* Nhận xét:
Qua bảng tổng kết trên, điều đầu tiên mà chúng ta nhận thấy là hệ thống tứ thanh tiếng Hán đã nhân đôi số lượng, chuyển thành hệ thống tám thanh trong cách đọc Hán-Việt. Sự nhân đôi này là một sự nhân đôi căn cứ về mặt âm vực. Cụ thể là:
Bình | Ngang | Thượng | Hỏi | Khứ | Sắc khứ | Nhập | sắc nhập | (Cao) | |||||||||
Huyền | Ngã | Nặng khứ | nặng nhập | (Thấp) |
Nói như vậy không có nghĩa là ở Thiết vận, trong tứ thanh của tiếng Hán hoàn toàn không có sự khác nhau về cao độ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các thanh cao, thanh thấp lại nằm trong thế phân bố bổ túc (khi có phụ âm vô thanh thì thanh điệu thuộc âm vực cao, khi có phụ âm hữu thanh thì thanh điệu thuộc âm vực thấp). Nhưng khi sang đến Hán-Việt, do sự đối lập vô thanh/hữu thanh bị thủ tiêu nên sự đối lập về cao độ của các thanh điệu lúc này lại trở thành yếu tố khu biệt. Và vì vậy, ở cách đọc Hán-Việt phải tính là có 8 thanh điệu chứ không phải là 8 biến thể của 4 thanh.