1. Các biến đổi trong từ vựng được quy về những xu hướng dưới đây, thật ra chỉ là sự phân loại cho tiện việc phân tích. Thực tế các sự kiện biến đổi trong từ vựng nhiều khi đa dạng và phong phú, phức tạp hơn.
2. Các biến đổi này không phải lúc nào cũng diễn ra trong tình trạng tách rời nhau. Chúng có thể cùng diễn ra ở một từ ngữ nào đó và chồng chéo lên nhau, tác động đến nhau. Xét các ví dụ sau đây:
Tiếng Việt vay mượn của tiếng Hán từ long nhãn. Từ này vốn có nghĩa "quả nhãn". Người Việt đã dùng nó ở ai dạng (a) Long nhãn và (b) Nhãn với hai nghĩa khác nhau:
long nhãn | = | cùi nhãn phơi, sấy khô |
nhãn | = | quả (hoặc cây) nhãn |
Như vậy ở đây, người Việt đã vay mượn từ, rút ngắn từ để cho một từ mới, vì họ cấp cho nó nghĩa mới; còn từ nguyên dạng thì lại cung cấp cho nó một nghĩa khác với nghĩa vốn có ban đầu. Rõ ràng, đã có một số biến đổi cùng diễn ra ở một đơn vị từ vựng. Dưới đây là kết quả phân loại các kiểu biến đổi trong từ vựng:
- Những biến đổi ở bề mặt từ vựng
- Những biến đổi trong chiều sâu của từ vựng
Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 204–207.