1. Ở danh sách âm vị, trong mỗi biểu diễn âm vị học, thường có 2 phần tách rời nhau là biểu diễn âm vị học ở phía trái và biểu diễn âm vị học ở phía phải. Biểu diễn âm vị học ở phía trái là phần chia hết theo lí thuyết chiết đoạn, nghĩa là theo lí thuyết về phổ niệm âm thanh, bất kì một âm tiết nào cũng là sự tổ hợp của 3 giai đoạn khác nhau của một chu kì phát âm tự nhiên:
Một âm tiết bao gồm một hạt nhân của nó. Đây là phần chủ đạo về âm hưởng của một âm tiết. Nó chiếm giữ hầu hết năng lượng của một âm tiết và vì vậy, nó có tính độc lập tương đối, đến mức một âm tiết có thể chỉ bao gồm mỗi một hạt nhân. Đó chính phần V. Ở phía trước và ở phía sau V, hay còn gọi là giai đoạn khởi và giai đoạn thoái trong âm tiết, là vị trí ưa thích của các chiết đoạn phụ âm tính. Trong âm vị học, đó là C1 hoặc C2.
Bản thân từ nguyên của chữ “phụ âm” (consonant) đã nói lên tính phụ thuộc của các yếu tố phía trước và phía sau nguyên âm: con – đi kèm; sonant – âm. Chúng là các yếu tố âm thanh chứa ít năng lượng nhất nên luôn luôn phải bám vào các nguyên âm để tồn tại. Các số (1) và (2) đi sau kí hiệu C, đối với tiếng Việt, là để chỉ vị trí cụ thể của các phụ âm trong mối tương quan với nguyên âm có trong một âm tiết. Ta có C1 là phụ âm đầu (ở vị trí giai đoạn tiếng của một âm tiết), C2 là phụ âm cuối (ở vị thoái của một âm tiết). Kết quả, ta được một mô hình chung cho biểu diễn âm vị phía trái là:
C1 V C2
*Ý nghĩa:
Không như Cao Xuân Hạo hoặc Nguyễn Quang Hồng đã tuyên bố: âm tiết tiếng Việt là một hiện tượng kì dị trong ngôn ngữ thế giới vì người ta không thể cắt âm tiết thành từng phần được, không chiết đoạn hoá được các âm vị bên trong một âm tiết, âm vị học tiếng Việt hiện đại cho rằng: tiếng Việt cũng chỉ là một mảnh của cánh đồng âm thanh nhân loại. Nó là âm thanh của con người nên nó phải có tính nhân bản. Nếu như toàn bộ các ngôn ngữ đều có cấu trúc âm tiết là:
– phần đầu âm tiết (C1);
– phần giữa âm tiết (V) là hạt nhân;
– và phần cuối âm tiết (C2) để kết thúc âm tiết
thì tiếng Việt cũng phải nằm trong quy luật tự nhiên này, nghĩa là nó vân phải có 3 phần như vậy. Đó là phần lõi hay tính nhân bản của loài người. Không nên cho âm tiết tiếng Việt là có hình dáng kì quái đến mức chỉ mỗi người Việt là phát âm được.
Nhưng tiếng Việt phải có khó khăn của riêng nó trong việc phát âm các âm tiết. Sau khi thoả mãn phần nhân loại, tiếng Việt chuyển sang phần bản sắc của mình. Đó là phần biểu diễn âm vị học phía phải của âm tiết. Ở đó, chúng ta ghi ra những đặc thù về mặt phát âm của âm tiết tiếng Việt – những yếu tố “cặn” còn đọng lại không chia hết được theo nguyên tắc chiết đoạn luận của ngữ âm học phương Tây. Đây là phần bản sắc của âm thanh tiếng Việt. Đó là sự tròn môi hoá âm tiết mà cấu trúc luận gọi là âm đệm. Đó là toàn bộ hệ siêu đoạn được bộc lộ ra bằng thanh điệu tiếng Việt. Đó là sự kết thúc theo biểu bình thường hay có “sạn”. Đó là sự cố kết theo cách căng hay lơi ở phần vần của âm tiết để tạo ấn tượng hạt nhân dài ra hay ngắn lại. Như vậy là ở phía phải của một biểu diễn âm vị học, theo cách đầy đủ nhất sẽ gồm 4 yếu tố, không được xếp một cách tuyến tính, sau đây:
Tuyến tính | Phi tuyến tính | |
---|---|---|
C1VC2 | 1. [+tròn môi] / [-tròn môi] 2. [T1]/[T2]/…/[Tn] 3. [T[7+8]] / [T[1 → 6]] 4. [+căng] / [+lơi] |
|
Trái | Phải |
Tuy nhiên, nếu chúng ta đã quy ước rằng các bộ phận ởp hía phải là bộ phận không mang tính hình tuyến, nghĩa là không theo một sắp xếp hình tượng nào mà cùng xuất hiện khi một cấu trúc chiết đoạn đã được bộc lộ là C1VC2, thì chúng ta có thể không nhất thiết phải liệt kê theo thứ tự 1, 2, 3… Ví dụ:
- “tăn” → ([tan]) ([T1] [+căng])
- “tan” → ([tan]) ([T1])
- “quan” → ([kan]) ([T1] [+tròn môi])
- “quăn” → ([kan]) ([T1] [+tròn môi] [+căng])
2. Phần chủ yếu của âm vị học mở rộng là bàn về nội dung của các âm vị có trong một biểu diễn âm vị học. Vì có thể danh sách âm vị ở các ngôn ngữ là như nhau (ở phần phía trái) nhưng nội dung các nét khu biệt đẻ làm đầy âm vị ở mỗi ngôn ngữ là khác nhau. Lí do nằm ở chỗ: Số lượng âm vị ở mỗi danh sách thường không bao giờ như nhau; chất lượng thể hiện của các âm vị ở mỗi ngôn ngữ là một khác; khả năng xuất hiện ở các vị trí C1 và C2 trong khung âm tiết phổ niệm cũng rất khác nhau ở các ngôn ngữ.
Vì vậy, nếu như ở phần danh sách âm vị, người ta có thể chia ra được phần chung và phần riêng; phần nhân loại và phần cộng đồng; phần phổ niệm và phần bản sắc thì ở danh sách nét khu biệt, người ta hiếm gặp được một nội dung âm vị học nào đó tương tự nhau giữa các ngôn ngữ. Sự khác nhau này xuất phát từ nguyên lí quan trọng của âm vị học: Âm vị học là nghiên cứu âm thanh của một ngôn ngữ. (x. chi tiết)
Ví dụ: Chúng ta có một số mẫu biểu diễn âm vị về nội dung âm vị của các tiếng và từ tiếng Việt sau đây:
1. “tăn”: ([tan]) ([T1][+căng]) | ||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
+PAT +Tắc +Răng-lợi +Vô thanh -Mũi |
+NAT +Giữa +Thấp +Đơn |
+PAT +Tắc +Răng-lợi +Mũi |
+TĐT +Bằng +Cao |
+Căng | ||||||||||||||||||||||
2. “tan”: ([tan]) ([T1]) | ||||||||||||||||||||||||||
~ |
~ |
~ |
~ |
|||||||||||||||||||||||
3. “quan”: ([kan]) ([T1][+tròn môi]) | ||||||||||||||||||||||||||
+PAT +Tắc +Ngạc mềm +Vô thanh -Mũi |
~ |
~ |
~ |
+Tròn môi | ||||||||||||||||||||||
4. “quăn”: ([kan]) ([T1][+tròn môi][+căng]) | ||||||||||||||||||||||||||
~ |
~ |
~ |
~ |
~ |
+Căng | |||||||||||||||||||||
5. “loan”: ([lan]) ([T1][+tròn môi]) | ||||||||||||||||||||||||||
+PAT +Bên |
~ |
~ |
~ |
~ |
||||||||||||||||||||||
3. Giới thiệu về hệ thống âm vị học của một ngôn ngữ, ngoài việc thống kê danh sách âm vị học và nét khu biệt, còn phải đề cập đến các điều kiện xuất hiện của các âm vị và các nét khu biệt này. Hình thức hoá các điều kiện này được gọi là luật âm vị học.
Luật âm vị học được chia thành hai loại:
a. Các luật âm vị học về tổ chức một âm vị hay đó là cấu trúc nét của âm vị;
Ví dụ:
Trong tiếng Việt, các âm [+ngạc cứng] không thể phối hợp được với các nét [+xát] để tạo nên được một phụ âm đầu chính danh. Ta có một số phụ âm tiếng Việt như sau:
p | t | ʈ | c | k |
b | d | luật a3 | luật a1 | luật a2 |
f | s | ş | χ | |
v | z | ʐ | γ |
Ta có luật âm vị học a là:
a1: [+xát] → ø [+ngạc cứng]
a2: [+tắc; +ngạc mềm] → ø [+hữu thanh]
a3: [+quặt lưỡi; +tắc] → ø [+hữu thanh]
Nói cách khác, luật a chính là luật trục dọc hoặc luật hệ hình để thể hiện khả năng hay tiềm năng của hệ thống âm vị học. Chúng góp phần giải thích tại sao và ở chỗ nào một hệ thống âm vị học lại trở nên không cân đối.
b. Sự tương hợp của các nét khi đứng cạnh nhau trong một cấu trúc âm thanh lớn hơn. Ví dụ như trong một hình tiết hoặc một hình vị.
Luật b chính là luật thể hiện trục ngang hay khả năng kết hợp của các âm vị đứng cạnh nhau trong một cấu trúc âm thanh lớn hơn so với âm vị. Ví dụ:
Trong tiếng Việt có một nguyên tắc là: Các âm vị khi kết hợp phải xa nhau về cấu âm, phải xa nhau về các nét liên quan đến bộ vị cấu âm.
Trong tiếng Việt, các nguyên âm cùng một vị trí của lưỡi thì không thể kết hợp với nhau. Ta không có:*[εi], *[ei], *[ou]…Để phản ánh nguyên tắc kết hợp này, chúng ta có luật b1:
V + C2 → R điều kiện: V, C2 không chứa cùng nét bộ vị; ta cũng không có:
*[boam], *[muy], *[phoàm]…Và tương ứng với trường hợp này là luật b2:
C1 + R → S
R = V + C2điều kiện: {C1 ≠ V (R)} ≠ [+tròn môi]
Nói tóm lại, khác với âm vị học cổ điển, âm vị học hiện đại ngoài việc cho biết danh sách âm vị học và các nét khu biệt của một hệ thống, nó còn giải thích lí do xuất hiện cũng như lí do một âm vị có một dạng cụ thể của một âm vị. Những điều này giúp cho việc đối chiếu, so sánh âm vị học giữa các ngôn ngữ trở nen có cơ sở đáng tin cậy hơn nhiều.
Tuy nhiên, để có được những căn cứ xác thực cho một sự tương hợp giữa các nét âm vị học, người ta phải cần nhiều đến các cứ liệu trong thực tế: trong từ vựng của một ngôn ngữ, trong sự kết hợp và thể hiện của một âm vị có trong lời nói tự nhiên hoặc trong các biến thể khác nhau của các phương ngữ. Chính vì vậy mà âm vị học hiện đại khác hẳn âm vị học truyền thống ở tính quan tâm đến nhiều mặt khác nhau của một ngôn ngữ tự nhiên. Nhà âm vị học hiện đại, ngoài tri thức chắc chắn về âm vị học, còn cần đến những tri thức sâu sắc trong thi pháp học, phương ngữ học, ngữ nghĩa học và ngữ pháp học. Nói cách khác, âm vị học hiện đại chính là một ngôn ngữ học thu nhỏ.