Trong sự cố gắng tuyệt vọng của các nhà ngữ âm học muốn ghi lại cụ thể và chi tiết các động thái xảy ra trong dòng âm thanh mà mình nghe được, sự nối dài ra danh sách các dấu hiệu phụ suy cho cùng thì cũng chỉ được coi là một “tối kiến”. Bởi vì, lời nói âm thanh là vô hạn, dẫu cho một danh sách đã chuẩn bị các chữ cái và dấu phụ chi tiết đến mức nào thì cũng chỉ là đem cái hữu hạn ra so với sự vô hạn mà thôi. Vì vậy, các phiên âm ngữ âm học dù có được cải tiến đến đâu thì cũng chỉ là những hình ảnh mờ nhạt và không chính xác về thế giới âm thanh.
Vì vậy, để phản ánh trung thực được dòng âm thanh mà chúng ta nghe được, không thể sử dụng phiên âm ngữ âm học – một thứ phiên âm mang tính dị đoan trong ngữ âm học – mà người ta phải tìm lấy cái bất biến trong cái vạn biến của một hệ âm thanh. Chính nhờ việc xác định rõ cái biến động, cái vô hạn mà bộ môn âm vị học ra đời. Với âm vị học, dòng âm thanh dẫu có biến đổi bao nhiêu thì vẫn phải có cái thần của nó. Cái thần này nằm ở trong danh sách âm vị, danh sách các nét âm vị và danh sách các luật âm vị học.
Một biểu diễn âm vị học hiện đại bao gồm:
a- Một danh sách các âm vị (list of phonemes)
b- Một danh sách các nét khu biệt (list of distintive features)
c- Một danh sách các luật âm vị học (list of phonetic rules).
Như vậy, ước mơ tìm đến một bảng danh sách chung cho cả hệ âm thanh trên thế giới đã được thu gọn lại, hiện thực hơn là: biểu diễn hệ âm thanh cho một hệ ngôn ngữ, một cộng đồng. Đó là một chủ nghĩa hiện thực cho âm vị học biện đại, được bắt đầu từ R. Jakobson (1953) với sự cổ vũ của Noam Chomsky (1968) và sự mở rộng của Goldsmith (1970–1990).
Vì sự vô hạn đã biến thành các sự hữu hạn của các nét khu biệt thường dùng trong cộng đồng nói năng và sau đó được sửa đổi thông qua các luật âm vị học của riêng từng ngôn ngữ cho nên, biểu diễn âm vị học phản ánh trung thành được dòng âm thanh mà chúng ta nghe được trên tinh thần khoa học và chính xác, của một phiên âm mang tính khoa học và một hoạt động nhận thức của tự giác.
Trong một biểu diễn âm vị học như vậy, nhà nghiên cứu có thể tiếp thu hoàn toàn bảng danh sách âm vị có từ cấu trúc luận (x. Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt), hệ nét khu biệt có thể mượn của Jakobson hoặc Chomsky (Lí thuyết tạo sinh trong âm vị học). Còn luật âm vị học thì có thể mượn của Chomsky hoặc Goldsmith sau này (Âm vị học tự chiết đoạn – Autosegmental Phonology). Người ta còn gọi sự phiên âm theo âm vị học là phiên âm rộng (broad transcription). Phiên rộng là phiên âm lược bỏ được hầu hết các kí hiệu phụ. Người ta “tẩy rửa” cho sạch những kí hiệu rối mắt ở trên một kí hiệu phiên âm theo bảng chứ cái. Sự chi tiết của dòng âm thành cùng với tính khoa học trong phiên âm được bộc lộ thông qua hệ nét khu biệt và nội dung của một âm vị và những phát biểu về các nét âm vị học cho từng trường hợp cụ thể của dòng âm thanh ấy.
Ví dụ: Tở lại trường hợp “toan” trong tiếng Việt, theo phiên âm rộng, chúng ta có:
1.
([tan]) ([w][1])
2. Danh sách các nét khu biệt:
+PAT +Tắc +Răng-lợi +Vô thanh |
+NAT +Giữa +Thấp +Đơn |
+PAT +Răng-lợi +Mũi |
+Tròn môi | +Thanh điệu tính +Bằng +Cao |
||||||||||||||||||
3. Luật âm vị học:
[BT] → [+Tròn môi] | / / |
C1 ≠ [+Môi] V ≠ [+Sau] |
---|---|---|
(luật) | (chu cảnh) | |
[+Môi]: /b-/, /p-/, /f-/, /v-/, /m-/,… [+Sau]: /-u-/, /-o-/, /-uo-/,… [Bình thường]: Âm tiết không âm đệm [+Tròn môi]: Âm tiết có âm đệm |