• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Ngôn ngữ học / Ngôn ngữ học xã hội / Việc hiến định vị thế “ngôn ngữ quốc gia” của tiếng Việt ở Việt Nam: Một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu

Việc hiến định vị thế “ngôn ngữ quốc gia” của tiếng Việt ở Việt Nam: Một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu

Nguyễn Thị Thanh Bình 03/12/2006

ngonngu.net
03/12/2006Chuyên mục:
  • Ngôn ngữ học xã hội

Khác với quan điểm của một số học giả đi trước, một số công trình mới đây về chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam đưa ra kiến nghị là cần phải hiến định vị thế “ngôn ngữ quốc gia” của tiếng Việt ở Việt Nam. Tác giả bài viết này mong muốn được góp một ý kiến vào cuộc thảo luận về vấn đề trên.

Bằng tư liệu lí thuyết, tư liệu thực tiễn ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ trên thế giới về vấn đề “ngôn ngữ quốc gia”, tác giả bài viết cho rằng, những căn cứ được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đưa ra để minh chứng cho sự cần thiết (hoặc không cần thiết) phải hiến định vị thế “ngôn ngữ quốc gia” của tiếng Việt còn mang nhiều tính hàn lâm, ít hơi thở của cuộc sống thực tế và do đó mà chưa đủ sức thuyết phục để làm cơ sở vững chắc cho việc hoạch định một chính sách ngôn ngữ thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam trong thời kì hiện nay.

Bài viết xuất phát từ quan điểm về tính phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của chính sách ngôn ngữ (trong đó có việc hiến định/ luật định ngôn ngữ quốc gia) để xem xét trường hợp tiếng Việt ở Việt Nam. Tác giả bài viết kết luận rằng, vấn đề hiến định vị thế “ngôn ngữ quốc gia” của tiếng Việt là vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách cẩn trọng từ nhiều góc độ khác nhau như ngôn ngữ, chính trị, xã hội, cũng như thái độ ngôn ngữ của người dân Việt Nam, đặc biệt là những người thuộc các cộng đồng dân tộc ít người.


* Báo cáo (tóm tắt) tại Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học liên Á lần thứ 6

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới) Facebook
  • Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới) X
  • Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới) WhatsApp
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới) LinkedIn

Điều hướng bài viết

Bài trước Ý nghĩa ngữ pháp
Bài tiếp theo Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ : Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2025 ngonngu.net