• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Ngôn ngữ học / Ngữ âm / Ngữ âm học / Tầm quan trọng của ngữ âm học

Tầm quan trọng của ngữ âm học

10/10/2006

ngonngu.net
10/10/2006Chuyên mục:
  • Ngữ âm học

Ngữ âm học có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Những thành tựu của nó đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngữ âm học đưa ra những cơ sở khoa học để xây dựng âm chuẩn cho một ngôn ngữ, đặt chữ viết cho các dân tộc chưa có chữ viết và cải tiến hệ thống chữ viết của các dân tộc đã có chữ viết từ trước.

Kiến thức ngữ âm học rất cần cho việc dạy và học ngoại ngữ. Nếu người dạy có những tri thức vững chắc về ngữ âm học và người học cũng có những khái niệm tối thiểu về môn này thì kết quả học tập sẽ tốt hơn, bởi vì người học không đơn thuần "bắt chước" lối phát âm của người nước ngoài mà tiếp thu nó một cách có ý thức, dựa trên sự so sánh cấu âm của tiếng ngoại quốc với tiếng mẹ đẻ của mình.

Những tri thức khoa học về mặt ngữ âm học có thể giúp ích cho việc dạy phát âm, dạy học theo đúng âm chuẩn, dạy chính tả, phân tích các tổ chức âm thanh của một tác phẩm thơ, v.v…

Ngoài ra ngữ âm học còn có một vai trò nhất định trong việc khôi phục lại ngôn ngữ cho những người bệnh mắc chứng mất ngôn do chấn thương sọ não, những trẻ em câm–điếc từ nhỏ; trong việc kiểm tra sự minh xác của đường dây trong ngành thông tin, trong việc đặt lời ca khúc phù hợp với nhạc để không tạo nên sự méo mó, sai lạc cho lời ca, v.v…(1)

Với các bộ môn khác của ngôn ngữ học như ngữ pháp học và từ vựng học, ngữ âm học cũng có một tác dụng hỗ trợ nhất định để làm sáng tỏ những hiện tượng có liên quan đến các bộ môn này (ví dụ: quy luật tổ chức ngữ âm trong các từ láy v.v…).


Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 75.

(1) Về vấn đề này có thể tham khảo, chẳng hạn: Mai Ngọc Chừ. Thanh điệu tiếng Việt và sự "tròn vành rõ chữ" của tiếng hát dân tộc. In trong Thông tin khoa học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (chuyên san Ngôn ngữ học), số 5 (1982).

Chia sẻ:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Điều hướng bài viết

Bài trước Phương pháp nghiên cứu của ngữ âm học
Bài tiếp theo Ngữ âm học

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2023 ngonngu.net