• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Ngôn ngữ học / Từ vựng / Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Các từ ngữ gốc Ấn-Âu

Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Các từ ngữ gốc Ấn-Âu

31/12/2006

ngonngu.net
31/12/2006Chuyên mục:
  • Từ vựng

2. Các từ ngữ gốc Ấn-Âu

2.a. Bộ phận từ ngữ này vào tiếng Việt từ khi nước ta bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ (giữa thế kỉ 19). Vừa bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính, hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào tiếng Việt. Mặt khác, một số từ nguồn gốc Anh; rồi gần đây, một số từ gốc Nga cũng đã được tiếp thu: mít tinh, ten nít, bốc, bồi, cao bồi, tiu, xì ke, côm xô môn, bôn sê vích, men sê vích, Trốtskit, Xô viết…

Nhìn chung, các từ ngữ gốc Ấn Âu (chủ yếu là gốc Pháp) đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội. Từ đời sống giao tiếp thường ngày (bao gồm tên gọi một số món ăn, thuốc men, quần áo, đồ đạc, dụng cụ…) cho đến các ngành văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, y tế… đều có chúng tham gia. Ví dụ: pho mat, kem, xúc xích, pê-ni-xi-lin, canh ki na, ca-phê-in, sơ mi…

2.b. Khi được du nhập vào tiếng Việt, sự biến đổi về nghĩa của các đơn vị từ ngữ nguồn gốc Ấn-Âu tỏ ra không mấy rõ rệt và không làm nảy sinh những đối lập, khác biệt quan trọng như là ở các từ gốc Hán. Thế nhưng, vấn đề cải tổ bộ mặt ngữ âm của chúng lại là cái quan trọng hàng đầu, bởi vì cơ cấu âm thanh trong từ Ấn-Âu khác, thậm chí khác xa với cơ cấu âm thanh của tiếng Việt. Có nghĩa là các từ được phân chia thành những âm tiết tách rời (nếu là từ nhiều âm tiết) và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếng Việt. Người Việt thêm thanh điệu cho các âm tiết đó, bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm, hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình. Ví dụ: poste – bốt; cafe – cà phê;carrotte – cà rốt; gare – ga; douille – đui (đui đèn)…

Biến đổi thứ hai là người Việt có xu hướng rút ngắn bớt độ dài của các từ gốc Ấn-Âu. Vì vậy, đối với những từ ngắn thì họ chỉ việc cấu trúc hoá lại cho thành một âm tiết theo kiểu tiếng Việt là xong. Chẳng hạn: sou – xu; chef – xếp; gare – ga; boy – bồi; valse – van; frein – phanh; gramme – gam…

Ngược lại, những từ dài thường được người Việt rút ngắn bớt: đặc biệt là ở những từ vay mượn qua tiếp xúc khẩu ngữ: evenloppe – lốp; essence – xăng; casserole – xoong; creme – kem; cravate – ca vát; hydrogene – hydro…

2.c. Ứng xử của các đơn vị từ ngữ gốc Ấn-Âu trong tiềng Việt không phải chỉ có một kiểu, một đường.

Có thể thấy ngay là những từ nào vốn là đơn tiết hoặc được đơn tiết hoá thì khả năng nhập vào tiếng Việt rất mạnh. Chúng cũng tương tự như những từ gốc Hán đã được Việt hoá hoàn toàn vậy. Ví dụ: xăng, lốp, dạ, len, săm, phanh, đui, ghi, ga, ray, gác, bốt…

Tình hình của những từ đa tiết có khác. Đặc biệt, những từ có ba âm tiết trở lên, hoặc những từ có âm tiết còn mang tổ hợp phụ âm vốn được mượn thông qua con đường sách vở, thì dấu ấn ngoại lai còn rất rõ: xà phòng, may ô, ki lô, các tông, bê tông, pa nen, sơ mi, đăng ten, xích đu, sô cô la, gra-ni-tô…

2.d. Việc thu nhận, xử lí các từ gốc Ấn-Âu trong tiếng Việt đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề thời sự, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác về nhiều mặt với thế giới như hiện nay. Cần có thái độ đúng đắn đối với các từ vay mượn. Chúng ta không ngần ngại khi cần phải vay mượn từ ngữ, khi mà ta còn thiếu, còn chưa có. Vì đó là một trong những phương sách làm giàu của mọi từ vựng. Sự hoà nhập của nhiều từ vay mượn vào tiếng Việt đã chứng tỏ điều đó.

Thế nhưng, sẽ là không đúng, nếu ta có thái độ ỷ lại, chỉ trông chờ vào nguồn từ ngữ của ngôn ngữ khác, mà không chủ động sáng tạo từ ngữ cho vốn từ vựng của mình. Riêng việc phiên âm, tân trang lại các từ gốc Ấn-Âu sẽ theo một quy định có tính chất pháp lệnh thống nhất trong phạm vi toàn quốc gia.


Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 213–219.

Đọc tiếp: Lớp từ thuần Việt

Trở lại: Các từ ngữ gốc Hán

Đọc thêm: Từ bản ngữ và từ ngoại lai

Chia sẻ:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Điều hướng bài viết

Bài trước Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Các từ ngữ gốc Hán
Bài tiếp theo Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Lớp từ thuần Việt

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2023 ngonngu.net