Sách do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành tháng 3 năm 2009. PGS.TS. Đỗ Việt Hùng nhận xét: “… Có thể nói, công trình này của tác giả Đỗ Tiến Thắng là chuyên luận đầu tiên về ngữ điệu tiếng Việt. Nội dung chính của chuyên luận gồm 7 phần: Khái luận, Ngữ điệu cấu tạo, Ngữ điệu mục đích, Ngữ điệu tình thái, Ngữ điệu hàm ý, Ngữ điệu hành vi và Ngữ điệu hội thoại. Với 7 nội dung này, vấn đề ngữ điệu tiếng Việt đã được nhìn nhận một cách toàn diện, từ tổng quan đến cụ thể, từ truyền thống đến hiện đại. Chuyên luận tiếp cận và bao quát được các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của đối tượng nghiên cứu… Do đó, công trình đã có những đóng góp đáng kể cho Việt ngữ học…”
Sách dày 318 trang, gồm các tiểu mục như sau:
Thay lời nói đầu
I. Khái luận
1.1. Dẫn nhập
1.2. Ngữ điệu trong Việt ngữ học
1.3. Ngữ liệu và phương pháp
1.4. Ngữ điệu và ngữ điệu Việt
1.5. Các thành tố của ngữ điệu Việt
1.6. Kết luận
1.7. Lược đồ miêu tả
II. Ngữ điệu cấu tạo – Chức năng ngữ pháp 1
2.1. Ngữ điệu và Câu
2.2. Ngữ điệu câu đơn
2.3. Ngữ điệu câu ghép
III. Ngữ điệu mục đích – Chức năng ngữ pháp 2
3.1. Dẫn nhập
3.2. Ngữ điệu câu kể
3.3. Ngữ điệu câu hỏi
3.4. Ngữ điệu câu cầu khiến
IV. Ngữ điệu tình thái – Chức năng biểu cảm
4.1. Dẫn nhập
4.2. Ngữ điệu câu tối giản
4.3. Ngữ điệu câu bất thường
4.4. Ngữ điệu câu đầy đủ, không có tác tử tình thái
4.5. Ngữ điệu câu đầy đủ, có tác tử tình thái
4.6. Ngữ điệu câu có động từ tình thái
4.7. Những trường hợp khác
4.8. Tiểu kết
V. Ngữ điệu hàm ý – Chức năng lô-gích
5.1. Dẫn nhập
5.2. Ngữ điệu cấu trúc Đề – Thuyết
5.3. Ngữ điệu câu khẳng định có hàm ý phi khẳng định
5.4. Ngữ điệu câu phủ định có hàm ý phi phủ định
5.5. Ngữ điệu câu nghi vấn có hàm ý phi nghi vấn
5.6. Tiểu kết
VI. Ngữ diệu hành vi – Chức năng dụng học 1
6.1. Dẫn nhập
6.2. Ngữ điệu và câu ngữ vi
6.3. Ngữ điệu trong một số hành vi tại lời
6.4. Ngữ điệu trong một số hành vi mượn lời
6.5. Tiểu kết
VII. Ngữ điệu hội thoại – Chức năng dụng học 2
7.1. Dẫn nhập
7.2. Ngữ điệu và diễn ngôn
7.3. Ngữ điệu nguyên thủy và ngữ điệu phái sinh
7.4. Ngữ điệu và cấu trúc hội thoại
7.5. Ngữ điệu và những quan hệ liên cá nhân
7.6. Ngữ điệu và các nguyên tắc hội thoại
7.7. Tiểu kết
Lời bạt
Tài liệu trích dẫn
Tác giả Đỗ Tiến Thắng hiện là giảng viên Khoa Văn học (Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN)