• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

ngonngu.net

Ngôn ngữ học và Tiếng Việt

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ
Bạn đang ở:Trang chủ / Tiếng Việt / Lịch sử / Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa (Qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh)

Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa (Qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh)

Trần Trí Dõi 29/03/2007

ngonngu.net
29/03/2007Chuyên mục:
  • Lịch sử

3. Một vài nhận xét

Trong hai khả năng giải thích xuất xứ địa danh Cổ Loa (một cách của giáo sư Đào Duy Anh, một cách vừa nêu ra ở trên), sẽ rất khó khăn chỉ ra tính bất hợp lí của cách giải thích do chúng tôi đề xuất. Bởi vì nó hợp lí hơn về mặt biến đổi ngữ lịch sử lịch sử tiếng Việt; nó cũng rất phù hợp với tương ứng giữa âm nôm với âm Hán Việt theo kiểu tên làng hiện nay. Trong khi đó cách giải thích (chạ) Chủ > Cổ Loa/Khả Lũ lại phù hợp với cấu tạo nội tại của địa danh, giúp tránh được phải chấp nhận khả năng rất khó giải thích là khi Hán Việt hoá địa danh người ta lại ghép một thành tố thuộc yếu tố chung là kẻ với một thành tố thuộc yếu tố tên riêng là loa không đồng chất thành tên riêng của địa danh Cổ Loa. Đó là chưa kể, nếu vẫn giữ cách giải thích thứ nhất, làm sao giải thích được việc người Việt lại chấp nhận bỏ đi chạ Chủ hoàn toàn thuần Việt để dùng một kết hợp nửa thuần Việt nửa Hán Việt kẻ Loa với gần như “cùng một nghĩa” để từ kẻ Loa > Cổ Loa?

Tuy nhiên, để cho cách giải thích (chạ) Chủ > Cổ Loa/Khả Lũ hoàn toàn rõ ràng hơn về mặt ngữ âm lịch sử, còn cần phải làm rõ một vài mối tương ứng ngữ âm khác. Đó là mối tương ứng ngữ âm trong phần vần của các âm tiết Chủ–Loa–Lũ. Đó là việc cần làm rõ khả năng Chủ > Cổ Loa hoặc > Khả Lũ một cách đồng thời hay Chủ > Cổ Loa và Chủ > Cổ Loa một cách riêng rẽ. Với lại, chúng ta cũng còn phải làm rõ bản chất của hiện tượng mà giáo sư Đào Duy Anh nêu ra ở trường hợp tương ứng giữa tên nôm những làng có tên Hán Việt mang yếu tố Cổ như Cổ Bôn, Cổ Nhuế, Cổ Định. Do độ dài của một bài viết, những vấn đề nêu trên sẽ được chúng tôi tiếp tục ở những bài viết tiếp sau.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

  1. Đào Duy Anh (1997). Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb Thuận Hoá (Huế), 252 trang.
  2. Hoàng Thị Châu (1964). Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông. Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập 3, trang 94–106.
  3. Ngô Vi Liễn (1999). Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kì. Nxb Văn hoá Thông tin, 1181 trang.
  4. Nguyễn Tài Cẩn (1995). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Giáo dục, 349 trang.
  5. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 353 trang.
  6. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 439 trang.
  7. Nguyễn Văn Tân (1998). Từ điển địa danh lịch sử văn hoá Việt Nam. Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1616 trang.
  8. Nguyễn Kiên Trường (1996). Mô hình Kẻ + X trong tên làng xã cổ truyền. Văn hoá dân gian, số 2 (54), trang 102–107.
  9. Trần Trí Dõi (2001). Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội. Nxb Văn hoá Thông tin, 268 trang.
  10. Trần Trí Dõi (2005). Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 268 trang.
  11. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1996). Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 627 trang.
  12. Từ Thu Mai (2004). Nghiên cứu địa danh Quảng Trị. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 299 trang.
  13. Viện Khảo cổ học (1970). Hùng Vương dựng nước (tập I). Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 251 trang.
  14. Vũ Thị Minh Hương; Nguyễn Văn Nguyên & Philippe Papin (1999). Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc-Kì. Nxb Văn hoá Thông tin, 1289 trang.

Theo Trần Trí Dõi. Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa (Qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh). Ngôn ngữ số 11 (2005), trang 21–27.

Trở lại: Phần đầu

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới) Facebook
  • Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới) X
  • Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới) WhatsApp
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới) LinkedIn

Điều hướng bài viết

Bài trước Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa (Qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh)
Bài tiếp theo Suy nghĩ về hướng tiếp tục tìm hiểu địa danh Cổ Loa (Qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh)

Sidebar chính

Mục lục

  • Ngôn ngữ học
    • Các vấn đề chung
      • Đại cương
      • Đối chiếu
      • So sánh lịch sử
    • Từ vựng
    • Ngữ âm
      • Ngữ âm học
      • Âm vị học
      • Chữ viết
    • Ngữ pháp
    • Ngữ nghĩa học
    • Ngữ dụng học
    • Ngôn ngữ học xã hội
    • Khuynh hướng
  • Tiếng Việt
    • Lịch sử
    • Phương ngữ
    • Hiện tại
  • Chuyên đề
    • Tiếng Việt & CNTT
    • Tài liệu tham khảo
    • Thông tin tổng hợp
  • Ngày này năm xưa
  • Dự án S
  • Liên hệ & Hỗ trợ

Footer

Đăng kí theo dõi

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi có bài mới.

Liên kết

  • Nhóm Facebook
  • Dự án S – Công cụ tiếng Việt
  • Paratime Studio

Tìm kiếm

Liên hệ và Hỗ trợ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2025 ngonngu.net