Còn đối với tiếng Việt, việc chọn lựa tài nguyên này lại theo một cách hoàn toàn khác. Giữa /b/ và /m/ có một “mối liên hệ chị em” với nhau. Ví dụ, đã từng có mối liên hệ Việt-Mường giữa:
[-mũi] [-vô thanh] |
bói | ↔ | muối | [+mũi] | ||
bó | ↔ | mỏ (nước) |
còn đặc tính [bật hơi] thì lại không có liên quan gì giữa /p/ và /b/ mà lại liên quan tới đặc tính [+tắc] và [+xát]. Hay, nói một cách khác, giữa [+bật hơi] và [+xát] trong tiếng Việt cổ có một mối quan hệ.
[t’] [t’] [p’] [k’] |
[+bật hơi] | thúng thái phúng vụng |
↔ ↔ ↔ ↔ |
sái xái vụng gà |
[+xát] | [s] [s] [v] [ɣ] |
Như vậy, luật âm vị học của tiếng Việt sẽ là:
a. | + tắc | | + tắc | | - mũi | --> | + mũi | (bói <--> muối) | + hữu thanh | | + hữu thanh | b. | + xát | | + bật hơi | | - vô thanh | --> | + vô thanh | (súng <--> thúng)
Vì hai luật này chỉ nói đến phương thức tắc và xát mà không nói các đặc điểm bộ vị (vị trí phát âm) nên nó có phạm vi hoạt động rất lớn, chẳng những cho bộ vị môi mà còn cho cả các bộ vị khác nữa.
Ta có:
a.
/b/ = | + PAT + Môi + Tắc – mũi + Hữu thanh |
/d/ = | + PAT + Răng-lợi + Tắc – mũi + Hữu thanh |
/g*/ = | + PAT + Ngạc + Tắc – mũi + Hữu thanh |
||||||
bói → ↓ |
muối | đác → ↓ |
nước | ? → ↓ |
? | ||||||
/m/ = | + PAT + Môi + Tắc + mũi + Hữu thanh |
/m/ = | + PAT + Răng-lợi + Tắc + mũi + Hữu thanh |
/ŋ/ = | + PAT + Ngạc + Tắc + mũi + Hữu thanh |
b.
/v/ = | + PAT + Môi + Xát – Vô thanh |
/v/ = | + PAT + Răng-lợi + Xát – Vô thanh |
/ɣ/ = | + PAT + Ngạc + Xát + Vô thanh |
||||||
phúng → ↓ |
vụng | thái → ↓ |
xái | ? → ↓ |
? | ||||||
/p’/ = | + PAT + Môi + Bật hơi + Vô thanh |
/t’/ = | + PAT + Răng-lợi + Bật hơi + Vô thanh |
/k’/ = | + PAT + Ngạc + Bật hơi + Vô thanh |
Quan sát luật <b>, chúng ta nhận thấy: bên cạnh việc nhất loạt thuộc tính [+xát] có liên quan tới thuộc tính [+bật hơi] nhưng thuộc tính về tính thanh thì lại không thống nhất. Khi thì [-vô thanh] biến thành [+vô thanh] (ví dụ: “vụng” ↔ “phúng”, “gà” ↔ “kha”) thì lại có “thái” liên quan tới “xái” (từ [-vô thanh] lại biến thành [-vô thanh]).
[-vô thanh] → [+vô thanh]
[-vô thanh] → [-vô thanh]
Thực tế lịch sử ngôn ngữ cho thấy, đã có một thời kì tiếng Việt có những nhầm lẫn nhất định giữa đặc tính [+vô thanh] và [+hữu thanh]. Có thể điều đó liên quan đến sự xuất hiện của thanh điệu chăng? Các luật từ [-mũi] → [+mũi] hoặc là [-bật hơi] → [+xát] cho thấy tiếng Việt thuộc về cơ chế Mon-Khmer (các ngôn ngữ Mon-Khmer sử dụng luật này). Nhưng, sự xuất hiện của các yếu tố này ở đầu âm tiết (phụ âm đầu) cùng với sự không nhất quán về tính thanh trong các luật (nhất là ở luật <b>) cho thấy nó bị ảnh hưởng bởi tiếng Hán cổ, tiếng Thái rất nặng.
Do vậy, khi biểu diễn âm vị học (phonological representation) đối với tiếng Việt, người ta phải tìm đến những đặc điểm âm vị học của riêng tiếng Việt trong tài nguyên phong phú và bao la của các thuộc tính ngữ âm đối với từng âm mà ngữ âm học đã đề nghị. Căn cứ vào hai luật âm vị này, chúng ta thấy rõ rằng, cấu trúc nét âm vị học của tiếng Việt là có tính tôn ti hoặc lớp lang. Nghĩa là, có những thuộc tính ngữ âm chỉ là đi kèm và không quan trọng. Và có những đặc tính ngữ âm là vô cùng quan trọng, quyết định đến các tạng (status) ngữ âm của tiếng Việt, quyết định đến cả tiến trình phát triển lịch sử của hệ thống ngữ âm tiếng Việt trong suốt mấy ngàn năm qua.
Vì những lí do này, các biểu diễn âm vị học của tiếng Việt là khác so với tiếng Anh. Ví dụ, đối với loạt [+tắc], ta có:
Tiếng Anh:
/p/ = | + PAT + Môi + Tắc + Vô thanh – Mũi |
/t/ = | + PAT + Răng-lợi + Tắc + Vô thanh – Mũi |
/k/ = | + PAT + Ngạc + Tắc + Vô thanh – Mũi |
Tiếng Việt:
/p/ = | + PAT + Môi + Tắc – Mũi (- Hữu thanh) |
/t/ = | + PAT + Răng-lợi + Tắc – Mũi (- Hữu thanh) |
/k/ = | + PAT + Ngạc + Tắc – Mũi (- Hữu thanh) |
(-Hữu thanh) [-vang] |
||||
/b/ = | + PAT + Môi + Tắc – Mũi (+ Hữu thanh) |
/d/ = | + PAT + Răng-lợi + Tắc – Mũi (+ Hữu thanh) |
/ɣ/ = | + ??? | (+ Hữu thanh) [+vang] |
||||
/m/ = | + PAT + Môi + Tắc + Mũi (+ Hữu thanh) |
/n/ = | + PAT + Răng-lợi + Tắc + Mũi (+ Hữu thanh) |
/ɣ/ = | + PAT + Ngạc + Tắc + Mũi (+ Hữu thanh) |
(+ Hữu thanh) [+vang] |
→ Từ đó suy ra:
Phụ âm tiếng Anh Phụ âm tiếng Việt _______|_______ _________|_______ | ________|________ ______|_____ | | | | | | | 1. [+tắc] [+tắc] [+tắc xát] [+xát] [+bật hơi] [+tắc] _____|_____ | ____|____ | | | | | 2. [-môi] [+môi] | [-HT] [+HT] ___|___ | ___|___ ____|____ | | | | | | | 3. [+VT] [-VT] [-VT] [+VT] [-VT] [+mũi] [-mũi]
Tóm lại, các âm mà con người sinh ra, về mặt hình thức, đều có thể được biểu diễn theo các ma trận ngữ âm học. Trong các ma trận này, người ta có thể liệt kê tất cả những đặc điểm âm thanh có chứa trong luật âm. Những đặc điểm âm thanh này có thể là các đặc điểm cấu âm, các đặc điểm âm học, các đặc điểm thẩm nhận âm. Chúng tạo nên một vốn dự trữ về mặt tiềm năng cho việc thể hiện một âm thanh cụ thể của con người. Những đặc điểm này là vô hạn, do chỗ số lượng âm thanh là vô hạn và do các cách tiếp cận, xét về mặt lí thuyết, với âm thanh con người là vô hạn (khoa học càng phát triển, trang bị máy móc càng hiện đại, tối tân, các sắc thái tinh tế của một âm thanh cũng dễ được phát hiện hơn). Đó chính là tài nguyên âm thanh của ngôn ngữ loài người.
Nhưng con người phải được quy tụ thành các cộng đồng nói năng khác nhau. Do các đặc điểm về lịch sử và văn hoá khác nhau, các điều kiện sống khác nhau mà phương tiện giao tiếp cũng khác nhau. Hình thức âm thanh của mỗi một phương tiện giao tiếp đó, suy cho cùng chính là một hình thức chiếm lĩnh hợp pháp tài nguyên âm thanh của loài người. Cách sở hữu đó trở thành văn hoá của một dân tộc, tạo nên cái tạng âm thanh của một ngôn ngữ.
Nếu ngữ âm học là một ngành khoa học nghiên cứu về âm thanh theo nghĩa tài nguyên âm thanh của nhân loại, thì âm vị học lại được tạo ra cho một dân tộc, một cộng đồng. Âm vị học là ngành nghiên cứu âm thanh của một cộng đồng ngôn ngữ cụ thể, chính vì vậy, nó có số lượng đơn vị hữu hạn, có cách thức riêng để cấu trúc các âm vị lại thành một vỏ từ theo cách riêng của nó (Quy luật kết hợp âm vị). Cuối cùng, các đặc điểm ngữ âm đã được biến thành các nét khu biệt nhằm phác hoạ và nhận dạng theo một cách riêng đối với từng âm vị của một cộng đồng. Ngữ âm học nghiên cứu cái chung, cái phổ quát (mang tính nhân loại) còn âm vị học nghiên cứu cái riêng, cái đặc thù (mang tính dân tộc, cộng đồng).
Trở lại: