• Định nghĩa 1 • Định nghĩa 2 • Định nghĩa 3
Hiện nay có 3 cách định nghĩa âm vị:
1. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có giá trị khu biệt nghĩa.
Ví dụ: {dan
} và {tan
} là hai từ tiếng Việt.
Bước 1.
Tìm sự đồng nhất âm vị học: {
dan
} và {tan
}
1. Rdan
≡ Rtan
([an
])
2. Tdan
≡ Ttan
([Ø (1)])
(Bằng các thủ pháp âm vị học, chúng ta tìm ra được các âm vị theo định nghĩa 1)
Bước 2.
Tìm sự khác biệt âm vị học: {
dan
} và {tan
}
[d-] ≠ [t-]
Bước 3.
{
dan
} ≠ {tan
}
Khẳng định nghĩa của hai vế trong cặp độc lập là khác nhau: Sdan
≠ Stan
Kết luận:
[d] ≠ [t] => S
dan
≠ Stan
/d/ và /t/ là hai âm vị của tiếng Việt.
Dưới âm vị không còn gì khác nữa. Nếu chia nhỏ nữa, ta không thu được gì cả. Chính vì vậy, sự khác nhau của vỏ từ (cái biểu hiện) là nguyên nhân duy nhất của sự khác biệt về nghĩa giữa hai từ. Vì không thể phân tách tiếp, lại góp vào sự khu biệt nghĩa của từ nên hai âm /d/ và /t/ trong trường hợp này là hai âm vị của tiếng Việt. Bởi vì, mỗi âm vị không mang nghĩa tự thân, nên người ta gọi âm vị là đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ chỉ có một mặt. Và được gọi là đơn vị một mặt để phân biệt với các đơn vị khác của ngôn ngữ là đơn vị hai mặt. Các đơn vị hai mặt là các đơn vị thoả mãn định nghĩa tín hiệu của Saussure. Ví dụ như, từ có cái biểu hiện là vỏ âm thanh của từ và cái được biểu hiện là nghĩa của từ; hình vị có cái biểu hiện là vỏ hình vị và cái được biểu hiện là nghĩa của hình vị; câu có cái biểu hiện là chuỗi các từ được sắp xếp một cách có trật tự, còn cái biểu hiện là nghĩa thông báo mà câu đó hàm chứa. Từ, hình vị, câu,… là những đơn vị ngôn ngữ hai mặt gồm cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Trong khi đó, âm vị không có đặc điểm hai mặt này vì mỗi âm vị đều không có cái được biểu hiện.
Xem thêm: Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
Âm vị là một đơn vị một mặt, không mang nghĩa tự thân, nhưng vì nó khu biệt nghĩa giữa các từ, nên người ta gọi âm vị là đơn vị ngôn ngữ học hướng tới nghĩa chứ không mang nghĩa. Hay nói một cách khác, gọi là đơn vị tiền tín hiệu.
Định nghĩa 1 về âm vị là định nghĩa cổ điển trong âm vị học. Định nghĩa này có nguồn gốc từ trường phái âm vị học Praha của N. Trubetskoy, R.Jakobson.